28 October, 2016 0 nhận xét Nhận xét
Bệnh này có thể không có biểu hiện rõ ràng như bạn nghĩ (rất nhiều phụ nữ không để ý đến nó).
Bởi Rose Curiel
Nếu bạn hỏi một bà mẹ mới sinh phương pháp cho con bú tốt nhất, làm sao để quấn hoặc thay tã và cô ấy sẽ không ngần ngại liệt kê một danh sách các thông tin mà cô đã cóp nhặt từ sách hướng dẫn và các bà mẹ có kinh nghiệm. Và nếu hỏi họ về vấn đề phụ nữ trầm cảm sau sinh, họ lại tỏ ra bối rối.
“Một trong những nguyên nhân tại sao trầm cảm sau sinh lại khó nhận biết là bởi vì có sự trùng lặp giữa những gì chúng ta cho là những thay đổi bình thường sau khi sinh với trầm cảm sau sinh,” theo Karen Kleiman, nhà sáng lập trung tâm Postpartum Stress Center và là đồng tác giả cuốn "Dropping the Baby and Other Scary Thoughts."
Tất cả các bà mẹ mới sinh thường trải qua cảm giác nhạy cảm và choáng ngợp – và trên hết, những lần thức dậy cho con ăn lúc nửa đêm và sự thay đổi hormone sẽ gây nên vấn đề. Tuy nhiên cũng có những điểm phụ nữ cần chú ý về cảm xúc của mình. Do chứng trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến 1/7 phụ nữ, và đây không phải là loại bệnh dễ nhận biết, chúng tôi hỏi ý kiến của bác sĩ Kleiman và Stephanie Ho, một bác sĩ tâm thần khoa sản tại New York, để chỉ ra những dấu hiệu đáng chú ý.
Trầm cảm sau sinh: có thể bị nhầm với hội chứng baby blues (khóc lóc ủ rũ)
Đây là cảnh tượng của rất nhiều bà mẹ mới sinh có thể nhận thấy: bạn vừa trở về nhà từ bệnh viện với cơ số niềm vui cũng như một loạt các cảm xúc nằm ngoài tính cách của bạn và có thể lên đến 1 chút báo động. Bỗng nhiên, bạn trải qua cảm giác ướt át, kích động, lo lắng, căng thẳng và buồn rầu – đôi khi là không có lí do. Nhưng nếu bạn thấy mình khóc nhiều như bé mới sinh của mình, điều này có đáng lo ngại? Không cần thiết. Có thể bạn đang trong tình trạng hội chứng baby blues, rất bình thường so với những bà mẹ bị trầm cảm. Trên thực tế, theo bác sĩ Hồ, khoảng 75% phụ nữ sẽ phải trải qua tình trạng baby blues sau khi sinh.
Tuy nhiên các bà mẹ không được mặc định là sẽ phải có cảm xúc bất ổn như vậy mãi. Ngược lại, bác sĩ Hồ giải thích triệu chứng này thường biến mất trong 7 đến 10 ngày sau sinh. Nếu vẫn tiếp diễn, ông khuyên bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa, hay chuyên gia tâm thần về vấn đề sức khỏe tinh thần sau sinh bởi triệu chứng này kéo dài sẽ là dấu hiệu của nhiều bệnh – bao gồm trầm cảm sau sinh. Và nếu bạn có bất kì suy nghĩ nào về việc tự làm hại đến mình hoặc đứa trẻ, hãy tìm sự giúp đỡ ngay lập tức.
Trầm cảm sau sinh: mỗi trường hợp đều khác nhau
Vậy, bạn trải qua 10 ngày sau sinh và vẫn không cân bằng lại được chính mình. Có nhiều triệu chứng biểu hiện rằng bạn đang bị trầm cảm sau sinh, tuy nhiên Kleiman chỉ ra rằng “một trong những cách hay nhất để xác định xem điều gì đó mà mẹ đang trải qua có phải là vấn đề cần lưu ý không là mức độ của các yếu tố đang gây phiền đến cô ấy.” Chẳng hạn như khóc từng cơn. Kleiman cho biết bà thường hỏi các bệnh nhân về mức độ, tần suất và sự kéo dài của việc khóc bởi vì đó là những yếu tố xác định xem họ có thực sự cần giúp đỡ hay không.
“Bất kể là cảm xúc gì của một bà mẹ, nếu nó ảnh hưởng đến khả năng vượt qua một ngày của cô ấy, nếu cô ấy nghĩ quá nhiều về nó, nếu nó khiến cô ấy cảm thấy tồi tệ, những điều đó cho chúng tôi biết cô ấy cần được quan tâm đến,” Kleiman cho biết. “Do đó, các triệu chứng không phải là điều quan trọng, mà khi nó trở thành vấn đề đối với cô ấy, khi nỗi phiền muộn của cô lên đến đỉnh điểm gây ảnh hưởng đến các chức năng bình thường, đó là khi cô ấy cần đến sự giúp đỡ - và điều này là khác nhau đối với từng phụ nữ.”
Vậy đâu là những triệu chứng chính xác có thể gây nên trầm cảm sau sinh?
Tuy nhiên, suy nghĩ về việc tự tử hoặc làm hại đứa trẻ là triệu chứng cần có sự chú ý ngay lập tức.
Trầm cảm sau sinh: lo lắng
Nếu đang trải qua trầm cảm sau sinh, bạn có thể đã từng bị trầm cảm mãn tính – thiếu niềm vui, mất khả năng tập trung, thay đổi khẩu vị và mức năng lượng cơ thể. Tuy nhiên, theo giải thích của bác sĩ Hồ, mức năng lượng của bệnh nhân và khẩu vị có thể không hữu ích trong việc chẩn đoán trầm cảm sau sinh bởi vì các bà mẹ thường bị kiệt sức do phải cho con bú ban đêm, hoặc cô có thể bị đói liên tục do cho con bú.
Điều đó nói lên rằng, có 1 số các triệu chứng thường chung chung về trầm cảm sau sinh.” Trầm cảm sau sinh thường có biểu hiện như lo lắng – thường là lo lắng quá độ,” bác sĩ Hồ giải thích.
Sự lo lắng này thường biểu hiện thành triệu chứng vật lí như tức ngực, căng thẳng các cơ, co giật mắt và buồn nôn, tuy nhiên nó cũng có thể biểu lộ ra thành dạng lo lắng – thường xoay quanh việc lo về điều gì sẽ xảy ra đối với đứa trẻ. Và đồng thời Kleiman cũng chỉ ra rằng những phụ nữ sau sinh – không chỉ những phụ nữ trầm cảm sau sinh – thường có những suy nghĩ như vậy, đối với những người bị trầm cảm sau sinh, suy nghĩ ngày sẽ đặc biệt mạnh mẽ và thậm chí có khi còn giống như hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD. “Một số trong những điều phổ biến là, “điều gì xảy ra nếu tôi làm rơi bé khi đang bế bé đi xuống? Điều gì xảy ra nếu tôi làm bỏng đứa bé? Điều gì xảy ra tôi trượt và ngã khi đang bế bé? Liệu tôi có vô tình làm gì gây hại đến bé không?” Kleiman giải thích.
Nếu những suy nghĩ kiểu đó bắt đầu cản trở khả năng chăm sóc bản thân hay đứa bé của bạn, bạn cần tìm sự giúp đỡ.
Trầm cảm sau sinh: mất khả năng quyết định
Không còn nghi ngờ gì nữa, những tuần sau khi sinh em bé sẽ có thể cực kì căng thẳng. “Tôi nghe rất nhiều phụ nữ sau sinh nói rằng họ thường bị choáng ngợp – không đủ thời gian cho một ngày, họ không đủ thời gian để tắm hoặc ăn uống, bác sĩ Hồ cho hay. Và trong những trường hợp mà ông miêu tả là “hoàn cảnh éo le”, cảm giác bị choáng ngợp này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng hơn. “Một trong những thách thức cho những ai bị trầm cảm sau sinh họ cảm thấy họ không thể đưa ra quyết định,” theo bác sĩ Hồ. Và ở đây chúng ta không nói đến vấn đề những lựa chọn lớn trong cuộc sống, như là chọn cho con theo đạo nào mà là những quyết định đơn giản hàng ngày khiến cho bà mẹ mới sinh choáng ngợp và lúng túng. “Họ cảm thấy dường như họ không biết nên chọn mặc cho con cái gì – hay chọn đồ mặc cho mình,” theo bác sĩ Hồ.
Và do không có khả năng đưa ra những quyết định đơn giản như vậy có thể ảnh hưởng khả năng tự chăm sóc bản thân, điều quan trọng và cần thiết là cô ấy phải tư vấn ý kiến từ chuyên gia.
Trầm cảm sau sinh: gặp vấn đề trong việc gắn kết với đứa trẻ
Trong tất cả những người khác – chồng bạn, mẹ bạn, hàng xóm và thậm chí là người lạ - có thể sẽ thì thầm nói chuyện cùng với đứa con bé bỏng của bạn, thì bạn lại cảm thấy thờ ơ với đứa bé trú ngụ trong bụng mình hơn 9 tháng ròng. Điều gì xảy ra vậy? “Khi một ai đó bị trầm cảm họ không thể thấy và cảm nhận được những gì xung quanh họ - và đó là điều tương tự kể cả với những ai đang trong quá trình làm mẹ hay không, “ bác sĩ Hồ giải thích. “Những phụ nữ chịu đựng trầm cảm sau sinh sẽ cảm thấy họ không thể tập trung vào đứa trẻ. Họ có thể cảm thấy thờ ơ và không có hứng thú với đứa trẻ.”
Bác sĩ Hồ nhấn mạnh rằng sẽ đặc biệt quan trọng cho các bà mẹ để kết nối với đứa trẻ trong thời kì này bởi vì các tài liệu chỉ ra rằng nó giúp bé bắt đầu quá trình với kĩ năng xã hội tích cực. Nếu không có sự gắn bó, trẻ “có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp với mọi người hoặc gặp vấn đề về giao tiếp,” bác sĩ Hồ. Và xin nhắc lại, hãy tư vấn ý kiến bác sĩ cũng sẽ giúp giải quyết vấn đề trước khi nó ảnh hưởng tiêu cực đến đứa bé.
Trầm cảm sau sinh: cảm giác tội lỗi hoặc không thỏa đáng
Những bà mẹ mới sinh thường cảm thấy bất ổn về việc mất khả năng kết nối với đứa trẻ - cũng như một loạt các vấn đề khác mà họ giải thích là do sự thiếu sót khi làm mẹ lần đầu.
“Thật không may, cảm giác xấu hổ và tội lỗi là những điều mà phụ nữ trải qua do trầm cảm sau sinh, tất cả 2 triệu chứng đều quá giống nhau, bác sĩ Hồ cho biết. “Trên thực tế, đó là một sự kết hợp cảm xúc mạnh mẽ - họ có thể cảm thấy tội lỗi vì không quan tâm đến đứa bé và còn vì cảm thấy trách nhiệm của họ tăng lên nhiều hơn.”
Tương tự như vậy, những phụ nữ bị trầm cảm sau sinh thường thấy phiền phức bởi cảm giác không thỏa đáng. Kleiman giải thích rằng điều đó là bình thường khi họ cảm giác mình bất lực, và nghĩ rằng họ không nên có đứa con này, hoặc thậm chí là cho rằng chồng họ sẽ rời bỏ họ. Vấn đề càng nghiêm trọng hơn là thực tế rất nhiều phụ nữ, theo Kleiman cho hay, thường nói rằng họ ổn trong khi họ phải chịu đựng các triệu chứng suy nhược này, bởi vì “có quá nhiều sự xấu hổ và tội lỗi mà họ không muốn nhận hoặc yêu cầu giúp đỡ.”
Tuy nhiên Kleiman kêu gọi phụ nữ đang chịu các triệu chứng trầm cảm sau sinh hãy “chăm sóc bản thân và không để sự xấu hổ hay kì thị gây cản trở việc họ cần làm để cảm thấy tâm trạng tốt hơn” hoặc hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia.
Theo Totalbeauty
Medshop.vn dịch
Các bài gần đây
Đánh giá