07 March, 2022 0 nhận xét Nhận xét
Nếu phụ nữ mang thai ngay sau khi phục hồi bệnh COVID-19 liệu có bảo đảm an toàn cho mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ? Nên đợi bao lâu để thực hiện kế hoạch mang thai?1. Tại sao việc đợi để mang thai là quan trọng?
Việc thụ thai ngay sau khi hồi phục sau COVID-19 có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh và người mẹ. Đó là bởi vì nhiễm virus SARS-CoV-2 không chỉ lây nhiễm vào hệ thống hô hấp mà tác động của nó có thể được chứng kiến ở các bộ phận khác nhau của cơ thể. Hơn nữa, trong một số trường hợp, người ta thậm chí có thể gặp các triệu chứng của COVID-19 rất lâu sau lần nhiễm đầu tiên. Bản thân hành trình 9 tháng mang thai đã đầy thử thách và nếu cơ thể phụ nữ không được chuẩn bị để đối phó với những thay đổi, mọi thứ có thể trở nên phức tạp hơn. Vì tất cả những lý do này, phụ nữ nên đợi một thời gian trước khi lên kế hoạch mang thai.
Các cơ quan y tế, bao gồm cả Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ(CDC) xếp phụ nữ mang thai vào "nhóm nguy cơ cao mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng". Do đó, nếu phụ nữ đang có kế hoạch mang thai trong bối cảnh đại dịch, điều quan trọng mà phụ nữ phải tiêm phòng vaccine phòng COVID-19 trước khi có kế hoạch mang thai.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, mặc dù rủi ro tổng thể là thấp, những người đang mang thai có nguy cơ bị bệnh nặng do COVID-19 tăng lên so với những phụ nữ không mang thai. Những người có COVID-19 trong khi mang thai cũng có nguy cơ sinh non (sinh con sớm hơn 37 tuần), thai chết lưu và cũng có thể tăng nguy cơ mắc các biến chứng thai kỳ khác...
2. Phụ nữ khỏi COVID nên đợi bao lâu để mang thai là tốt nhất?
Mặc dù chưa có hướng dẫn cụ thể về thời gian chờ đợi nhưng nếu đã bị mắc COVID-19, sau khi có xét nghiệm xác định âm tính (tốt nhất là xét nghiệm PCR) trong thời gian tối thiểu 2-3 tuần sau nhiễm COVID-19, hoặc khi cảm thấy sức khỏe phục hồi hoàn toàn và không có các triệu chứng kéo dài rồi mới mang thai.
Điều tốt nhất phụ nữ muốn mang thai nên làm là tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện theo những khuyến cáo. Bác sĩ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe và có thể đề xuất cách hành động phù hợp. Nếu cơ thể mẹ chưa chuẩn bị sẵn sàng cho một thai kỳ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc bổ sung và thay đổi thói quen ăn uống để tăng cơ hội mang thai và thai kỳ khỏe mạnh.
Tổ chức Y tế Thế giới - WHO khuyến cáo: Những phụ nữ dự định mang thai hoặc đang mang thai, bà mẹ cho con bú nên tiêm đủ các mũi tiêm vaccine phòng COVID-19 để bảo vệ mình khỏi COVID-19 vì những người này có nhiều nguy cơ bị bệnh nặng nếu mắc COVID-19.
Các nghiên cứu cho thấy lợi ích của việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người mang thai vượt trội hơn bất kỳ nguy cơ tiềm ẩn hoặc đã biết nào.
3. Vaccine có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc thai nhi không?
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ cũng tuyên bố rằng những phụ nữ tích cực cố gắng thụ thai có thể được tiêm vaccine COVID-19 không có lý do gì để trì hoãn việc mang thai sau khi hoàn thành tiêm đủ liều vaccine COVID-19.
Trên một số trang web, sự nhầm lẫn xung quanh vấn đề này đã nảy sinh khi một báo cáo sai xuất hiện trên phương tiện truyền thông xã hội, nói rằng protein tăng đột biến trên coronavirus giống với một protein đột biến khác có tên là syncitin-1 có liên quan đến sự phát triển và gắn kết của nhau thai trong quá trình thai kỳ.
Điều đó khiến nhiều người hiểu rằng, tiêm vaccine phòng COVID-19 sẽ khiến cơ thể phụ nữ chống lại loại protein tăng đột biến này và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Hai loại protein tăng đột biến hoàn toàn khác nhau và việc tiêm vaccine phòng COVID-19 sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của những phụ nữ đang muốn mang thai, kể cả thông qua phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Các chuyên gia cho rằng mặc dù vaccine không phải là biện pháp phòng ngừa tuyệt đối nhưng chắc chắn tiêm đủ vaccine làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. BS. Đinh Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế cho biết, tiêm vaccine COVID-19 không ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch mang thai và vaccine không có khả năng gây hại cho sức khỏe hoặc thai nhi.
Nguy cơ bị nhiễm COVID khi mang thai là giống mọi người nhưng mức độ nghiêm trọng cao hơn nếu phụ nữ mang thai mắc COVID-19.
Bảo Hưng
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Nam giới và những âu lo về các bệnh đường tiết niệu
Để ‘’ngày dâu'’ không còn là nỗi ám ảnh cho bạn gái
7 dấu hiệu 'chỉ điểm' đường ruột không khỏe
Đánh giá