25 March, 2019 0 nhận xét Nhận xét
Đặng Thị Hoa (danghoa@gmail.com)
Thông thường u nang buồng trứng có hai loại là u cơ năng và u thực thể. Các khối u cơ năng thường chỉ gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nguyên nhân do rối loạn chức năng buồng trứng, thường do chu kỳ kinh không phóng noãn, qua nhiều chu kỳ nang noãn tăng dần kích thước thành u nang buồng trứng, loại này thường không nguy hiểm và tự mất đi.
U nang thực thể gặp ở tất cả phụ nữ, kể cả những bé gái chưa dậy thì cho đến các chị em phụ nữ sau khi mãn kinh.
Trong nhiều trường hợp, u nang buồng trứng không có biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, chị em vẫn có thể dựa vào một số triệu chứng dưới đây để nhận biết:
Những cơn đau: có cảm giác đau sau khi quan hệ tình dục, đau ở vùng xương chậu; đau bụng lâm râm hoặc cảm giác khó chịu trong âm đạo.
Kinh nguyệt bất thường: kinh nguyệt thường xuyên bị rối loạn, màu sắc của máu kinh nguyệt chuyển sang sẫm đen. Bụng hơi to, tức vùng bụng dưới.
U nang buồng trứng, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng cấp tính như: xoắn nang, chảy máu trong nang, vỡ nang, nhiễm trùng, chèn ép tiểu khung. Đặc biệt, các khối u có thể gây hiếm muộn, sẩy thai, đẻ non. Khi đã được chẩn đoán xác định là u nang thực thể thì dù to hay nhỏ cũng cần xử lý bằng phẫu thuật.
Tuy nhiên, tùy theo kích thước và tính chất khối u cũng như độ tuổi, nguyện vọng sinh đẻ của bệnh nhân các bác sĩ sẽ chọn phương pháp phù hợp là cắt bỏ toàn bộ khối u và buồng trứng bên bệnh hay chỉ bóc tách khối u để lại phần buồng trứng lành. Lời khuyên, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên sản phụ khoa để được tư vấn điều trị phù hợp.
BS. Kim Oanh
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Có nên bổ sung kẽm cho trẻ bị tiêu chảy kéo dài?
Ảnh hưởng không ngờ từ lần “vượt cạn” đầu tiên đến cơ thể
Cách hạn chế vi khuẩn kháng thuốc
Những loại thực phẩm giàu vitamin D nên bổ sung vào chế độ ăn
Đánh giá