Có vấn đề ở tử cung: Trong trường hợp, nếu khi khám thai bà bầu được chẩn đoán là có tử cung thấp, cổ tử cung yếu hoặc có nguy cơ mở sớm khi chưa đến ngày sinh,... thì tuyệt đối không nên QHTD, nhất là trong 3 tháng đầu.
Có tiền sử sẩy thai, sinh non...: Thai phụ từng có tiền sử sẩy thai, sinh non, thai ngoài tử cung, thai lưu,... thì tuyệt đối không nên QHTD, nhất là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Nếu muốn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Ra máu âm đạo bất thường: Tình trạng ra máu bất thường qua âm đạo khi mang thai là dấu hiệu xấu, có thể là sinh non khi đi cùng với chuột rút, các cơn co thắt đều đặn, áp lực khung chậu và đau lưng. Hoặc cũng có thể là dấu hiệu bong nhau thai, vỡ mạch máu tiền đạo, vỡ tử cung, sẩy thai... Vì vậy, tuyệt đối không nên QHTD khi gặp tình trạng này.
Rò rỉ nước ối: Hiện tượng rò rỉ nước ối khi mang thai rất nguy hiểm, nó không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ bị nhiễm trùng do không còn đủ nước ối bảo vệ, mà còn làm tăng khả năng cạn nước ối và thai lưu. Chính vì vậy, nếu bị rò rỉ nước ối, thai phụ cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được hướng dẫn cách xử lý và điều trị, đồng thời cần kiêng giao hợp.
Mắc bệnh lây truyền qua tình dục: Nếu bạn thấy vùng kín có dấu hiệu bất thường về mắc bệnh lây truyền qua tình dục, hãy kiên quyết nói không với chuyện ấy, kể cả khi bạn và chồng đã khỏi bệnh. Bởi một số bệnh tình dục có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, gây hại cho em bé.
BS. Đặng Lan
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Chuyện yêu ngày hè cần có tuyệt chiêu
Để có sức khỏe tinh thần tốt vượt qua đại dịch
Vì sao test nhanh Covid âm tính, vẫn không được chủ quan?
Đánh giá