pH âm đạo là gì?
Độ pH của âm đạo góp phần quan trọng trong việc xác định sức khỏe của âm đạo có đang khỏe mạnh hay không. Ở trạng thái khỏe mạnh, độ pH âm đạo của phụ nữ sẽ dao động từ 3,8 – 4,5, nghĩa là có độ axit vừa phải.
Hệ vi sinh vật sinh sống “hoà bình" trong môi trường pH âm đạo như vậy. Đặc biệt là các vi khuẩn Lactobacillus tiết ra axit lactic và hydro peroxide, điều này làm cho âm đạo có độ pH axit. Môi trường âm đạo có tính axit có vai trò bảo vệ và tạo ra một “hàng rào” cản ngăn vi khuẩn và nấm men không phát triển quá nhanh gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, mức pH âm đạo bình thường có thể thay đổi đôi chút dựa trên độ tuổi của phụ nữ.
Yếu tố nào có thể làm “phá vỡ" sự cân bằng độ pH âm đạo
Thói quen thụt rửa âm đạo
Nhiều chị em vẫn giữ thói thụt rửa sâu trong âm đạo. Một số khác còn làm sạch âm đạo bằng dung dịch chứa giấm hoặc baking soda với mong muốn giảm mùi âm đạo. Tuy nhiên cả 2 cách làm này có thể làm tình trạng thêm tệ hơn. Âm đạo càng thêm nặng mùi do việc thụt rửa làm mất đi các vi khuẩn có lợi, gây ảnh hưởng đến cân bằng pH âm đạo và có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng âm đạo.
Quan hệ tình dục không được bảo vệ
Trong quá trình quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn, lượng tinh dịch được xuất vào bên trong âm đạo. Tinh dịch có tính kiềm, làm thay đổi môi trường pH âm đạo. Điều này cũng có thể làm gia tăng sự phát triển của một số vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh
Đây là giai đoạn xảy ra rất nhiều thay đổi bên trong cơ thể của phụ nữ. Một nghiên cứu cho thấy, phụ nữ thường có độ pH cao hơn trong thời kỳ mãn kinh với pH âm đạo trung bình là 5,3. Nguyên nhân của tình trạng gia tăng pH âm đạo này là do nồng độ estrogen suy giảm trong thời kỳ mãn kinh.
Ảnh minh họa
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ
Như chúng ta biết rằng, máu có độ pH cao hơn môi trường âm đạo. Vì thế, khi phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, lượng máu trong âm đạo có thể làm tăng giá trị pH.
Tự ý sử dụng thuốc kháng sinh
Có một điểm đặc biệt lưu ý rằng, âm đạo có tính axit thường không gây ra bệnh. Nhưng nếu độ axit tăng quá nhiều có thể làm giảm khả năng sinh sản. Bởi một điều rằng, tinh trùng phát triển mạnh trong môi trường kiềm và độ pH tối ưu để tinh trùng di chuyển là từ 7,0 đến 8,5.
Các cách duy trì sự cân bằng pH âm đạo
Nếu giá trị pH âm đạo thường xuyên vượt quá giá trị cân bằng mà không có triệu chứng nào rõ rệt, bạn có thể áp dụng một số bí quyết cân bằng độ pH tại nhà:
- Bổ sung men vi sinh chứa lợi khuẩn cho cơ thể: Có rất nhiều loại men vi sinh, nhưng để bổ sung trực tiếp lợi khuẩn cho âm đạo, bạn có thể chọn lựa men vi sinh dạng nước. Loại men vi sinh (probiotic) này giúp nhanh chóng phục hồi mức độ vi khuẩn có lợi của âm đạo. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ăn một số thực phẩm chứa lợi khuẩn như sữa chua, món ngâm chua đúng chuẩn…
- Loại bỏ thói quen xấu: Tất cả thói quen xấu đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của chính mình. Trong đó thói quen “lười" thay băng vệ sinh, để chúng quá lâu có thể làm tăng pH âm đạo vì độ pH máu cao hơn pH âm đạo đồng thời có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn quay ngược trở lại âm đạo. Vì vậy, chị em nên thay băng vệ sinh thường xuyên để hỗ trợ giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn.
- Sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục: Cho dù bạn tình là người chung thuỷ, bạn vẫn được khuyên nên dùng bao cao su. Bởi bao cao su không chỉ giúp hạn chế mang thai ngoài ý muốn và ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục mà còn có thể ngăn ngừa tinh dịch và các chất lỏng khác ảnh hưởng đến độ pH trong âm đạo.
- Tránh thụt rửa âm đạo: đây cũng là thói quen vệ sinh sai cách của nhiều phụ nữ Việt. Việc thụt rửa có thể làm thay đổi mức độ pH trong âm đạo. Âm đạo có thể tự làm sạch một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, bạn nên lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ có pH phù hợp để làm sạch âm đạo.
Fh probiotic viên bổ sung lợi khuẩn cân bằng âm đạo
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Mắc bệnh đau dạ dày nên ăn gì?
Tăng huyết áp khi mang thai có đáng lo?
3 dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng ở giai đoạn nặng
Dưỡng chất có nhiều trong cá là “khắc tinh” của ung thư
Đánh giá