25 March, 2022 0 nhận xét Nhận xét
Cơ thể các bạn gái tuổi dậy thì có nhiều thay đổi và thắc mắc về vùng kín ở tuổi dậy thì luôn là những câu hỏi khó nói.
Dưới đây là giải đáp của BS. Đào Ngọc, Viện Y học ứng dụng Việt Nam về một số câu hỏi mà nhiều bạn gái tuổi dậy thì băn khoăn.
1. Lông vùng kín như thế nào là bình thường?
Khi tới tuổi dậy thì, phần lớn các bạn gái thường phát triển ngực trước sau đó tới lông mu. Lông mu sẽ mọc dày hơn và nhiều hơn khi bạn gái đến tuổi trưởng thành. Số lượng lông vùng kín tùy thuộc vào độ tuổi của bạn gái. Càng lớn, số lượng lông sẽ càng phát triển nhiều hơn. Một cô bé 11 tuổi sẽ khác với các cô gái 15 tuổi. Như vậy, gần như không có định nghĩa bình thường cho số lượng lông vùng kín.
Chiều dài của lông vùng kín: Lông vùng kín sẽ ngừng phát triển khi đạt đến độ dài nhất định. Chiều dài của lông mu ở mỗi người khác nhau nhưng thường dừng lại khi đạt độ dài 1.27- 5.08 cm.
Cạo hoặc wax lông vùng kín: Cạo hoặc wax lông vùng kín không gây nguy hiểm nhưng nếu bạn cạo sát vùng da và không sử dụng kem hay xà phòng, sữa tắm làm mềm da thì sẽ bị xước hoặc rách da, nổi da gà và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây nhiễm trùng cho da vùng kín. Mặt khác, sau khi cạo, lông sẽ mọc nhiều hơn và cứng hơn.
Nếu muốn tẩy lông vùng kín, bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi tẩy lông tại vùng kín về cách tẩy lông an toàn.
Màu sắc của lông vùng kín giống với màu tóc?
Thực tế, lớp rèm cửa và rèm chắn sáng cũng không nhất thiết phải giống màu nhau. Lông vùng kín và tóc cũng vậy. Màu sắc của lông mu không nhất thiết sẽ giống với màu tóc. Phần lớn lông mu có xu hướng giống với màu lông mày hơn.
2. Kích cỡ và hình dạng của "môi lớn", "môi bé"
Không phải như vậy. Không quan trọng nếu một trong hai môi lớn hơn cái còn lại. Môi bé thực sự có hình dạng, kích cỡ, màu sắc khác với môi lớn.
3. Thấy điểm trắng hoặc vàng ở quần lót, có phải bị bệnh không?
Bạn sẽ thấy những vệt trắng hoặc vàng đôi khi xuất hiện trên quần lót của mình khi bắt đầu hoặc gần thời kỳ kinh nguyệt. Những vệt này xuất hiện nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng hóc môn của bạn.
Tuy nhiên, chất dịch này nếu không có màu sẽ là tốt nhất. Lưu ý, nếu dịch có màu xanh thì đó là dấu hiệu nguy hiểm, bạn đang viêm nhiễm hoặc có vấn đề ở vùng kín. Chất dịch này nếu xuất hiện kéo dài và kèm theo mùi lạ thì khi đó bạn cần đi khám bác sĩ.
4. Tại sao lại xuất hiện mụn ở vùng kín?
Đôi khi bạn thấy có những nốt trông giống như mụn ở vùng kín nhưng thực sự chúng chỉ là viêm nang lông. Lông mọc trở lại sau khi bạn cạo sẽ cuộn trong vào xung quanh lỗ chân lông và nổi lên khỏi da bạn. Nếu như đó là mụn thật thì hãy đi khám bác sĩ để được điều trị đúng cách.
5. Có mụn trứng cá ở vùng kín có bình thường không?
Da ở vùng kín cũng giống như da ở các vùng khác vậy nên mụn trứng cá ở vùng kín cũng là một bệnh da thông thường. Mụn trứng cá là biểu hiện của tình trạng viêm ở hệ thống nang lông và tuyến bã.
Khi mụn trứng cá xuất hiện, bạn nên nặn lấy nhân của mụn ra và sát trùng là sẽ khỏi mụn. Nếu trường hợp mụn to và là mụn bọc, thấy đau, bạn gái cần phải đi khám bác sĩ cẩn thận.
Khí hư âm đạo
6. Ngứa vùng kín có bình thường không?
Đây là biểu hiện chắc chắn không bình thường. Khi bị ngứa vùng kín, có thể bạn đã bị nhiễm nấm.
Nhiễm nấm có thể do một vài loại thuốc như thuốc kháng sinh, hoặc do stress hoặc do thay đổi hóc môn như lúc xung quanh chu kỳ kinh nguyệt của bạn hoặc thậm chí là do bạn mặc quần áo quá bó sát. Nấm điều trị rất đơn giản nhưng cũng dễ tái phát vì vậy hãy đi khám để biết rõ nguyên nhân gây ra ngứa.
7. Giữ vệ sinh vùng kín hằng ngày như thế nào?
Bạn nên mặc quần lót bởi quần lót là một lớp bảo vệ, che chắn giữa khu vực nhạy cảm với quần áo, tránh gây kích ứng hoặc viêm nhiễm cho vùng kín.
Không cần thiết phải sử dụng những loại thuốc xịt đặc biệt, chỉ cần rửa vùng kín nhẹ nhàng với nước sạch là ổn.
Khi vệ sinh "cô bé", nên rửa từ trước ra sau, không nên làm ngược lại làm lây lan vi khuẩn từ hậu môn lên vùng kín.
8. Cách vệ sinh trong kỳ kinh nguyệt
Trong thời gian có kinh nguyệt, "cô bé" có mùi khác lạ, bạn không nên dùng sữa tắm hoặc chất tẩy rửa mạnh để rửa vùng kín, do đó có thể làm chỗ ấy bị ngứa ngáy và khô hơn. Nên sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp cho bé gái tuổi dậy thì để rửa vùng kín giúp làm thoáng sạch nhẹ nhàng, khử mùi hôi và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Thay băng vệ sinh mỗi 4 giờ trong thời kì kinh nguyệt. Vệ sinh sạch sẽ 2-3 lần mỗi ngày và không nên sử dụng các loại băng vệ sinh có mùi hương nhân tạo.
Không thụt rửa sâu vùng kín có thể gây ảnh hưởng đến âm đạo và làm mất cân bằng pH. Cũng không chà mạnh trong quá trình vệ sinh gây tổn thương và dễ viêm nhiễm.
Thanh Loan (ghi)
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Chế độ ăn cải thiện tình trạng suy giảm ham muốn tình dục hậu COVID-19
Đánh giá