Trần Phương Liên (Hà Nội)
Lao sinh dục nữ thường không có triệu chứng sớm điển hình, vì vậy, đa số bệnh nhân không tự phát hiện được. Có trường hợp bệnh nhân bị đau vùng bụng dưới, cảm giác mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt... nhưng chỉ nghĩ đó là những vấn đề về nội tiết thông thường, do chu kỳ kinh nguyệt không ổn định… chứ ít nghĩ đó là dấu hiệu của lao sinh dục nữ nên thường được phát hiện chậm.
Để phòng bệnh lao sinh dục nữ không nằm ngoài các biện pháp phòng chống lao nói chung như: nâng cao mức sống, cải thiện nơi ăn chốn ở, đặc biệt tránh tiếp xúc với nguồn lây nhiễm, nhất là khi trong nhà có người mắc bệnh lao thì việc ăn ở, sinh hoạt và cách ly rất quan trọng như: không dùng chung bát đũa, quần áo, chăn gối, chậu tắm rửa...
Bệnh lao và lao sinh dục có khả năng điều trị khỏi nhưng di chứng gây ra tại đường sinh sản thì thường vĩnh viễn và rất khó chữa để có thể có lại được chức năng sinh sản bình thường. Do đó để biết chính xác bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
BS. Đức Minh
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Nguy cơ ung thư từ chế độ ăn uống
Tự ti - Hội chứng tâm lý tuổi teen
Đánh giá