24 October, 2019 0 nhận xét Nhận xét
Độc thân dưới quan niệm tôn giáo
Theo Bách khoa toàn thư mở, sống độc thân (celibacy hay being single) là thuật ngữ tiếng Anh có nguồn gốc từ tiếng Latin bao hàm nghĩa rộng là không hẹn hò, kết hôn với ai; còn sống độc thân, có thể hiểu là chọn cách sống không tình dục. Một người không nhất thiết phải độc thân, họ vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường.Một người đã kết hôn có thể sống độc thân, nếu họ chọn ngừng quan hệ tình dục.Những người đang hẹn hò nhưng “đợi đến khi kết hôn” cũng có thể gọi sống độc thân.
Bài viết dưới đây đề cập tới người sống độc thân, tình trạng tự nguyện không kết hôn, kiêng tình dục hoặc cả hai, thường vì lý do tôn giáo.Có liên quan đến vai trò của các chức sắc tôn giáo hoặc người mộ đạo. Hiểu theo nghĩa hẹp, sống độc thân chỉ được áp dụng cho những người trong tình trạng chưa kết hôn là kết quả của một lời thề linh thiêng, hành động quên mình hoặc vì niềm tin tôn giáo. Còn nghĩa rộng hơn, nó thường được hiểu chỉ sự kiêng hoạt động tình dục. Sống độc thân đã tồn tại dưới hình thức này hay trên hình thức khác trong suốt lịch sử loài người, trong hầu hết tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới, và quan điểm về nó cũng không đồng nhất.
Người La Mã xem nó như một sự thác loạn tâm thần và phải chịu hình phạt bằng tiền, còn người Hồi giáo xem tình trạng sống độc thân rất phức tạp, có nơi lên án, nơi lại đón nhận. Văn hóa Ấn Độ cổ khuyến khích chủ nghĩa khổ hạnh và nên sống độc thân trong giai đoạn sau của cuộc đời khi một người đã đáp ứng các nghĩa vụ xã hội của mình.
Trái lại, Jainism (Kỳ Na giáo) rao giảng cần phải độc thân hoàn toàn ngay cả với các tu sĩ trẻ và xem độc thân là một hành vi thiết yếu để đạt tới giải thoát.
Phật giáo bị ảnh hưởng bởi đạo Jainism như do sự khác biệt văn hóa nơi Phật giáo truyền bá, và thái độ của người dân địa phương. Ví dụ, tại Trung Quốc sống độc thân không được chấp nhận rộng rãi hay ở Nhật, nơi truyền thống Thần đạo cũng phản đối việc sống độc thân. Trong đa số các truyền thống tôn giáo bản địa châu Phi và châu Mỹ, sống độc thân bị coi là tiêu cực, mặc dù có trường hợp ngoại lệ như độc thân định kỳ được huấn luyện bởi một số chiến binh Mesoamerican.
Độc thân dưới góc nhìn xã hội và y học
Đề cập về cuộc sống độc thân, và vì sao con người cần phải có bạn bè, người đồng hành, tạp chí trực tuyến Listverse của Anh vừa cập nhật những khám phá thú vị liên quan.
1. Tại Tunisia, phụ nữ đơn thân bị ruồng bỏ
Những cặp vợ chồng mới thường không lo mất tất cả đến khi đứa con ra đời, ngược lại nếu là một phụ nữ không hôn thú sẽ mất tất cả. Tại Tunisia, lòng căm thù đối với những phụ nữ không kết hôn sâu sắc đến mức họ bị gia đình đuổi ra khỏi nhà, bị bỏ rơi bởi chính vị hôn phu của mình, không nhận được sự thông cảm nếu bị hãm hiếp đến sinh con, thậm chí còn không được coi là con người hay cha mẹ hợp pháp. Nếu chưa kết hôn sinh con trong bệnh viện họ sẽ không được ai đến thăm trừ cảnh sát. Có thể bị thẩm vấn cho đến khi tên cha cha đứa trẻ được tiết lộ. Lý do chính cho sự thù địch này đối với các bà mẹ đơn thân là do Tunisia áp dụng luật sharia và luật Hồi giáo cấm quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Trong khi phụ nữ bị hắt hủi, những người đàn ông giở trò bỉ ổi lại không bị tẩy chay, cũng không bị quấy rầy, đây là bằng chứng khủng khiếp về bất bình đẳng giới.Trẻ em sinh ra ngoài giá thú cũng bị phân biệt đối xử.Chúng được đăng ký là bất hợp pháp, cách này ngăn cản quyền thừa kế trong hôn nhân. Nỗi xấu hổ suốt đời, áp lực từ gia đình và nỗi sợ mất tất cả khiến một nửa phụ nữ ở quốc gia Bắc Phi này từ bỏ con cái do chính bản thân họ đẻ ra. Những người chọn nuôi những đứa trẻ bỏ rơi này là những bà mẹ đơn thân, tuy nhiên, họ cũng chỉ có quyền nuôi trong bốn tháng, sau đó lại đến lượt phụ nữ đơn thân khác nuôi tiếp.
2. Độc thân gia tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ
Năm 2017, một nhóm nghiên cứu đã tổng kết thấy mối đe dọa những người độc thân.Theo đó, những người không lập gia đình thường có cơ hội phát triển chứng mất trí nhớ cao hơn tới 42% so với nhóm lập gia đình. Đây là kết luận rút ra từ 15 dự án nghiên cứu ở châu Âu, Mỹ, châu Á, với 812.047 người tham gia. Những người cô đơn suốt đời thường bị tàn phá cao nhất do mất trí nhớ gây ra, xếp thứ hai là nhóm góa vợ/góa chồng (20%) so với các cặp hôn nhân.
Qua nghiên cứu, khoa học phát hiện thấy hai yếu tố được cho tác nhân làm chậm quá trình mất trí nhớ, đó là có mối quan hệ xã hội tốt và có lối sống lành mạnh.Hôn nhân cũng được xem có tác dụng như hai yếu tố trên, đặc biệt ở nhóm người già sống một mình.
Nếu độc thân, cô lập và không hoạt động xã hội, nguy cơ mất trí nhớ càng lớn.Vợ chồng già có thể hỗ trợ lẫn nhau nhưng không có nghĩa những người kết hôn không bị mất trí nhớ.
3. Sự tích ngày Black Day
Theo Wikipedia, Black Day (Ngày Đen) là ngày lễ không chính thức dành cho người độc thân ở Hàn Quốc, nhằm ngày 14 tháng 4 hàng năm. Ngoài ra còn có White Day (Ngày Trắng) nhằm vào ngày 14 tháng 3, và Ngày Xanh (Green Day), rơi vào ngày 14 tháng 8, các cặp vợ chồng mặc quần áo màu xanh lá cây và mua những chai màu xanh lá cây chứa đầy rượu soju. Tất cả 3 ngày đều rơi vào ngày 14, được cho là các nhà tiếp thị kinh doanh đã tạo ra ngày lễ này.
Vào ngày Black Day, những người độc thân không nhận được quà vào cả hai ngày trước thường “thương thân” bằng cách mặc quần áo màu đen và dùng thực phẩm màu đen, đặc biệt là mì Jajangmyeon. Trong bữa, họ thường kể lể về việc thiếu các mối quan hệ thân mật và quà tặng sô-cô-la.Ngày này là mục tiêu của các doanh nghiệp, những người tổ chức các sự kiện khác nhau và quảng bá sản phẩm của mình, một chiến lược gọi là “tiếp thị ngày lễ”.Các sự kiện là rất phổ biến, và bao gồm các sự kiện mai mối như hẹn hò nhanh chóng, cuộc thi ăn Jajangmyeon, và giảm giá các mặt hàng.
Tại Trung Quốc cũng có ngày hội độc thân hoặc Quang côn tiết (nghĩa đen là Ngày hội vinh danh cây gậy) là ngày cho những người độc thân, được tổ chức vào ngày 11 tháng 11. Ngày được chọn là sự kết nối giữa các số 1 đơn lẻ, nhìn giống như những cây gậy. Kỳ lễ không chính thức này ban đầu được tổ chức tại các trường đại học khác nhau ở Nam Kinh trong những năm 1990, và có nguồn gốc từ Đại học Nam Kinh vào năm 1993, và dần trở nên phổ biến trong giới trẻ Trung Quốc.
Một phần cũng là do sự phát triển của mạng internet và sự phát triển qua các cộng đồng mạng xã hội, blog và các diễn đàn thảo luận, giới trẻ Trung Quốc cần có những ngày hội của riêng họ mang tính “hài, dí dỏm và khùng điên”; một phần là do chính sách một con của Trung Quốc khiến thừa trai thiếu gái, phát sinh nhiều người độc thân. Trong ngày này, người độc thân trẻ tổ chức các buổi tiệc và hát karaoke để thử vận may của mình cho những mối quan hệ mới. Nó đã trở thành ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất thế giới.Món quẩy và bánh bao được xem là phổ biến, thường là 4 quẩy (tượng trưng 4 số 1) và 1 bánh bao nhỏ (tượng trưng dấu chấm giữa 11.11). Ngày 11 tháng 11 năm 2011 (với 6 số 1: 11/11/11) lại là ngày có nhiều lễ cưới diễn ra tại Trung Quốc và Hồng Kông.
4. Độc thân bị đối xử bất công về tài chính
Về mặt tài chính, các cá nhân không lập gia đình đóng góp một khoản đáng kể cho xã hội dưới dạng thuế và phí chăm sóc trẻ nhưng họ lại không được hưởng lợi về những đóng góp của mình. Thậm chí, như tại rạp chiếu phim, người ta chỉ giảm giá cho các cặp vợ chồng mà không áp dụng cho những người độc thân có con. Khi số ghế còn ít, các rạp từ chối bán một vé, một người phải mua một cặp, trả giá cho hai và thưởng thức buổi biểu diễn với một chỗ trống.
Một số hãng hàng không, khách sạn và phòng tập gym giảm giá cho các cặp vợ chồng nhưng cá nhân độc thân lại phải trả thêm tiền để sử dụng các dịch vụ tương tự.Các công ty bảo hiểm cũng xem người độc thân là nhóm người có rủi ro hơn so với những cặp đôi nên người độc thân đôi khi phải trả cao hơn.Thậm chí có người còn phải trả thuế phí cao hơn 40% khi được thừa kế bất động sản có giá trị.Trớ trêu, sau khi chết tài sản của họ được chuyển giao cho người thừa kế dưới dạng miễn thuế.Chính điều này và trái với niềm tin phổ biến, độc thân đôi khi bị thiệt thòi so với những người lập gia đình, bị đối xử bất công về mặt tài chính.
Nữ tiến sĩ, bác sĩ Joan DelFattore đã chứng minh.người độc thân không hề buông xuôi, phó thác cho số phận
5. Sự kỳ lạ của độc thân và ung thư
Theo thống kê, bệnh nhân ung thư chưa lập gia đình có tỷ lệ sống sót thấp hơn.Nghe có vẻ khó tin, người ta nghĩ rằng người độc thân đã từ bỏ chiến đấu với bệnh ung thư vì họ không cảm thấy có động lực phải sống.Sự thật đáng sợ này chỉ được giải oan sau khi nữ tiến sĩ, bác sĩ người Mỹ Joan DelFattore (73 tuổi) công tác tại ĐH Delaware được chẩn đoán mắc bệnh sau một thời gian bà nghi ngờ. Khi phát hiện ra bị ung thư túi mật giai đoạn 4 di căn sang gan, Joan DelFattore cần được điều trị tích cực và phải chịu một số tác dụng phụ khó chịu do xạ trị gây ra.
Bác sĩ điều trị cho Joan DelFattore nghi ngờ về khả năng chịu đựng của bệnh nhân vì bà không cần sự hỗ trợ của người thân, bởi bà là người độc thân tuổi cao. Để chứng minh, người độc thân không bị khuất phục bởi bệnh tật hoặc làm giảm tỷ lệ sống sót của người phụ nữ không có chồng, Joan DelFattore đã tìm đến phương án thứ hai là tự lập và quyết tâm cao nhất có thể. Chính quyết định này đã giúp DelFattore điều trị thành công, đánh bại ung thư.
Kinh nghiệm của Joan DelFattore chứng minh, độc thân không phải là lý do đầu hàng bệnh tật hiểm nghèo. Sau khi nghiên cứu tình trạng hôn nhân và phương pháp điều trị của hàng triệu bệnh nhân ung thư, Joan DelFattore đã công bố nghiên của mình hồi đầu năm 2019 rằng người độc thân không “chán nản” từ bỏ cuộc sống vì bệnh tật. Ngoài ra, bà còn phát hiện thấy, có quá nhiều bác sĩ thiên vị cho rằng hôn nhân ảnh hưởng đến quyết định của con người.Nói cụ thể hơn, những người độc thân khi mắc bệnh hiểm nghèo thường buông xuôi, phó mặc cho số phận.
BS. BÍCH KIM
(Theo LC/UDaily-9/2019)
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Thực phẩm chức năng: Mẹ bầu dùng sao cho đúng?
10 bí quyết để trở thành người biết lắng nghe
Cốc nguyệt san – “Cứu tinh” cho chị em ngày đèn đỏ
Để hai bên cùng “muốn” tình dục thăng hoa
Đánh giá