28 September, 2018 0 nhận xét Nhận xét
Tầm quan trọng của giấc ngủ
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature (Mỹ) đã chỏ ra rằng khi thức khuya, cơ thể sẽ sinh ra lượng hormone cortisol gây căng thẳng sẽ tiết ra nhiều hơn, khiến bạn cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi. Giáo sư Samer Hattar của Đại học John Hopkins (Mỹ) cho rằng: “Tuy đây chỉ là nghiên cứu trên chuột, nhưng giữa chuột và người có nhiều điểm rất giống nhau”.
Mỗi khi bạn ngủ muộn, bạn sẽ có cảm giác chóng mặt, choáng váng vào sáng hôm sau do bộ não đã bị chấn thương nhỏ. Thông thường bộ não được trang bị để đối phó với những cú sốc nhỏ như thức khuya, nhưng trong khoảng thời gian dài, nó sẽ dẫn đến tổn thương não, gây nhức, đau đầu. Thậm chí, điều này còn ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, làm suy yếu khả năng phản xạ tự nhiên của cơ thể.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, các chuyên gia về giấc ngủ cũng cảnh báo, để đo giấc ngủ có đủ hay không, không chỉ dựa vào thời gian ngủ (thường mỗi ngày cần đủ 8 tiếng), mà quan trọng hơn là chất lượng giấc ngủ. Chính vì vậy mà nhiều người thường ngạc nhiên vì sao có những hôm ngủ cả đêm mà sáng dậy vẫn thấy buồn ngủ, cơ thể vẫn mệt mỏi? Tại sao có những khi chỉ ngủ một lúc mà đã cảm thấy cơ thể khỏe mạnh, minh mẫn...? Đó chính là vì chất lượng giấc ngủ quan trọng không thua gì thời gian ngủ. Một giấc ngủ đạt chất lượng là một giấc ngủ sâu.
Giấc ngủ sâu có tác dụng quan trọng trong việc xoa dịu những mệt mỏi của đại não, lúc này con người ở trong trạng thái hoàn toàn yên tĩnh, thư giãn, ngủ sâu và ngon. Thời gian của giai đoạn ngủ sâu càng lâu thì chất lượng giấc ngủ càng tốt. Trong khi ngủ sâu, khả năng cảm giác giảm đi, nhưng tế bào não và các bộ phận khác của cơ thể vẫn thực hiện được các chức năng khác một cách nhanh chóng như hình thành protein, máu lưu thông, bổ sung lượng vật chất tiêu hao, trao đổi chất và tích trữ năng lượng…
Sau một giấc ngủ sâu, khi tỉnh dậy toàn thân thoải mái dễ chịu, bạn có thể bắt đầu một ngày mới với đầu óc nhẹ nhàng tỉnh táo, trần đầy sức sống, trí nhớ tốt, tinh thần phấn chấn. Các cơn chóng mặt từ đó cũng được đẩy lùi hiệu quả.
Bí quyết để có giấc ngủ đủ giấc và chất lượng cao
1. Giữ giường đệm luôn sạch sẽ
Các phản ứng hắt hơi, sụt sịt, ngứa hay dị ứng có thể làm phân tán giấc ngủ, nệm và ga gối có thể là nguyên nhân. Cần vệ sinh thường xuyên ga gối để đảm bảo bạn luôn có một giấc ngủ an toàn nhất.
2. Thiết lập đồng hồ sinh học
Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả ngày cuối tuần, sẽ tạo một nhịp sinh học tốt cho cơ thể bạn. Thói quen này sẽ đưa não bộ và cơ thể vào một chu kỳ ngủ - thức lành mạnh. Nhờ vậy, ban đêm bạn sẽ đi vào giấc ngủ nhanh nhất và ngủ ngon suốt đêm.
3. Tránh xa caffein và chất kích thích
Nhiều người thường có thói quen uống cà phê vào bữa sáng, nhưng nếu muốn ngủ tốt, kể từ bữa trưa hãy tránh xa caffein trong cả thực phẩm và đồ uống. Caffein gây cản trở đối với giấc ngủ, kể cả một lượng nhỏ trong chocolate. Thuốc giảm đau hay thuốc giảm cân nhiều loại cũng có chứa caffeine trong đó, cần đọc kỹ thành phần thuốc trước khi sử dụng.
4. Không ăn đồ ăn giàu năng lượng vào bữa tối
Nếu ăn các đồ ăn giàu năng lượng, hay bổ sung 1 số lượng thực phẩm quá lớn trước giấc ngủ làm cho hệ thống tiêu hóa của chúng ta phải làm việc nhiều hơn, do vậy sẽ khó có một giấc ngủ ngon. Cần ăn tối nhẹ nhàng, và kết thúc bữa ăn ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ.
5. Gạt tất cả mọi việc sang một bên
Khoảng 2-3 giờ trước khi ngủ, tắt đèn và đặt tất cả những công việc, lo lắng của bạn sang một bên, hạ thấp tín hiệu não hoạt động của bạn lại để não có thể sản xuất ra melatonin, một hormone mang lại giấc ngủ.
6. Loại bỏ những tiếng ồn ban đêm
Những tiếng động ban đêm cũng làm một người khó ngủ tỉnh giấc như tiếng vòi nước, tiếng ho, hay chó sủa… Vậy hãy đảm bảo không có tiếng động nào lọt đến tai bạn khi ngủ như đeo chiếc bịt tai khi ngủ.
7. Thường xuyên tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên đã được chứng minh để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Kể cả trước khi đi ngủ, một vài động tác yoga nhẹ nhàng cũng là một biện pháp giúp bạn có một giấc ngủ hoàn hảo.
Bạn có biết?
Các chuyên gia y tế cảnh báo, nếu một người hôm trước có chất lượng giấc ngủ kém thì khả năng miễn dịch trong ngày hôm sau sẽ giảm đi đáng kể, tốc độ lão hóa diễn ra nhanh gấp 3 lần người bình thường kèm theo đó là biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, kém tập trung diễn ra thường xuyên.
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Các dấu hiệu cảnh báo cơn hạ đường huyết
Những hậu quả nghiêm trọng của lối sống ít vận động
Dậy thì sớm ở trẻ và những lưu ý đặc biệt cho cha mẹ
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu kali
Đánh giá