Gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và một số chức năng khác trong cơ thể như dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương và thải độc. Gan cũng sản xuất dịch mật, một dịch thể quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Về cơ bản, gan đóng vai trò của một nhà máy lọc và tinh chế. Hơn thế nữa, gan có vai trò chính yếu trong việc loại bỏ ra khỏi máu các sản phẩm độc hại sinh ra từ ruột hay do cơ thể tạo ra. Gan cũng như các cơ quan khác có thể bị tàn phá bởi virus, vi khuẩn, các loại bệnh tật. Dưới đây là những bệnh thường gặp về gan.
Hội chứng gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ xảy ra khi lượng mơ tích tụ trong gan lớn hơn 5% so với trọng lượng gan. Gan nhiễm mỡ chủ yếu ở những người bị béo phì, tiểu đường, mỡ máu cao, người nghiện rượu... Gan nhiễm mỡ thường ít có dấu hiệu bên ngoài, chỉ khi ở giai đoạn nặng hơn người bệnh mới cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Bệnh gan nhiễm mỡ không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, gan nhiễm mỡ có thể làm tăng nguy cơ bệnh viêm gan, xơ gan và những biến chứng nguy hiểm. Có đến 20% tỷ lệ người mắc bệnh gan nhiễm mỡ sẽ chuyển sang xơ gan.
Gan có thể bị tàn phá bởi virus.
Nguyên nhân phát sinh gan nhiễm mỡ thường do ăn uống không hợp lý, béo phì, tâm lý căng thẳng, sự thay đổi lối sống quá nhanh, gặp nhiều khó khăn. Tất cả những vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan và gây ra hội chứng gan bị suy yếu, gan nhiễm mỡ.
Những người bị hội chứng gan nhiễm mỡ có thể gặp các triệu chứng như: đau cứng cổ và vai, nhức đầu thường xuyên, đau nửa đầu, đau ở vùng bụng, dễ chóng mặt, thiếu năng lượng, mất ngủ, trầm cảm, căng thẳng, rất dễ xúc động, dễ khó chịu, cholesterol cao, gan nhiễm mỡ, hội chứng ruột kích thích, vấn đề tuyến giáp, viêm màng dạ con,...
Nóng gan
Đây là loại rối loạn gan do quá nhiều nhiệt sinh ra trong gan, gây ảnh hưởng tới chức năng gan. Các nguyên nhân phổ biến của nhiệt gan là: căng thẳng lâu dài, ăn thức ăn nóng và cay, uống quá nhiều rượu,... Nóng gan có thể để lại các triệu chứng: đỏ mặt, cơ thể nóng, hay hồi hộp, mất ngủ, mơ nhiều, ngủ không sâu, táo bón, đầy hơi trong bụng, đầy hơi có mùi, ợ nóng, trào ngược axit, khó chịu, kinh nguyệt không đều (chu kỳ thường ngắn hơn) ở phụ nữ và xuất tinh sớm ở nam giới, tăng huyết áp, hội chứng ruột kích thích...
Gan nhiễm mỡ chủ yếu ở những người bị béo phì, tiểu đường, mỡ máu cao, người nghiện rượu...
Bệnh viêm gan do virus
Viêm gan là hiện tượng sưng gan rất nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời sẽ phá hoại lá gan. Có 5 chủng bệnh viêm gan do virus gây ra, đó là A, B, C, D, E.
Viêm gan A: Là trường hợp nhiễm siêu virus viêm gan A (HAV), người nhiễm virus viêm gan A thường do ăn phải thực phẩm và nước nhiễm bẩn hoặc tiếp xúc gần với người nhiễm HAV. Người nhiễm viêm gan A thường khỏi hoàn toàn mà không gây vấn đề nghiêm trọng.
Viêm gan B: Do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Người nhiễm virus viêm gan B tiến triển thành bệnh viêm gan, nếu không được hỗ trợ và điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến xơ gan, ung thư gan. Virus viêm gan B chủ yếu lây qua đường máu, tình dục và mẹ sang con. Hiện tại chỉ có phương pháp duy nhất là xét nghiệm máu để biết mình có bị bệnh hay không.
Viêm gan C: Cũng như viêm gan B, viêm gan C cũng là bệnh lây do nhiễm virus viêm gan C (HCV). So với viêm gan B thì viêm gan C ít gặp hơn ở Việt Nam và cũng chưa có thuốc đặc trị, viêm gan C nếu không được phát hiện cũng sẽ dẫn đến xơ gan, ung thư gan.
Viêm gan D: Đây là bệnh truyền nhiễm có điều kiện, chỉ lây nhiễm đối với người nhiễm viêm gan B và chỉ lây qua đường máu, tình dục. Khi người nhiễm cả 2 loại viêm gan B và D nếu không được chữa trị, cả 2 loại virus này sẽ cùng tấn công lá gan và gây hậu quả như xơ gan, ung thư gan trong khoảng thời gian rất ngắn.
Viêm gan E: Cũng như viêm gan A, đây là bệnh dễ lây nhiễm qua thức ăn và nước nhiễm khuẩn. Bệnh không để lại hậu quả nghiêm trọng, đa số là không cần chữa trị và sẽ khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, phụ nữ có thai nếu không được phát hiện có thể dẫn tới hỏng thai hoặc sinh ra bệnh ác tính, có thể tử vong nếu không được ghép gan kịp thời.
Lưu ý phòng bệnh
Hãy bảo vệ lá gan bằng cách khám định kỳ 3-6 tháng 1 lần để biết và ngăn chặn điều trị kịp thời các bệnh về gan. Tiêm vắc-xin ngừa viêm gan đầy đủ và thực hiện ăn uống khoa học. Khi gặp các vấn đề về gan, nên đến các bệnh viện và phòng khám uy tín để được tư vấn và điều trị đúng cách.
BS. Nguyễn Trung
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Tuổi 40, phụ nữ nên ăn gì để phòng bệnh?
Nguyên nhân gây ngứa “vùng kín”
Đánh giá