19 December, 2016 0 nhận xét Nhận xét
“Khi thấy vùng hậu môn xuất hiện những cơn đau rát; đại tiện khó khăn, ra máu… là lúc người bệnh cần phải điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi… để bệnh không bị tiến triển nặng hơn…” – bác sĩ Hồ Khánh Thành cho biết.
Theo thống kê, có khoảng 45% dân số nước ta có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Đây được coi là căn bệnh “khó nói” vì người bệnh do tâm lý ngại ngùng thường giấu giếm, chỉ đến khi bệnh tiến triển đến giai đoạn trầm trọng mới tới bác sĩ thăm khám.
Theo chia sẻ của bác sĩ Hồ Khánh Thành –bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) thì không ít bệnh nhân khi tới bệnh viện kiểm tra đã phải chịu những biến chứng nặng nề như tắc mạch, sa trĩ nghẹt, viêm nhú và viêm khe. Chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm sút đáng kể, từ việc đi vệ sinh, di chuyển đến giấc ngủ đều bị ảnh hưởng do phải chịu đựng những cơn đau rát kéo dài.
“Để hạn chế tối thiểu những biến chứng kể trên thì cách tốt nhất là người mắc bệnh trĩ nên bắt đầu điều trị ngay từ khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên như táo bón, đi ngoài ra máu, đau rát vùng hậu môn. Nếu để bệnh tiến triển đến cấp độ 3, 4, gây đau đớn khó chịu ảnh hưởng tới đời sống hàng ngày người bệnh có thể phải nhờ đến sự can thiệp của những cuộc phẫu thuật cắt búi trĩ”, Bác sĩ Hồ Khánh Thành cho biết.
Để những cơn đau trĩ không còn là nỗi ám ảnh trong cuộc sống hàng ngày, theo lời khuyên của bác sĩ Khánh Thành, người bệnh nên thực hiện 4 điều sau:
Điều chỉnh lịch làm việc, nghỉ ngơi khoa học:
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh - sạch sẽ - đầy đủ dưỡng chất
Tăng cường vận động, tập cơ hậu môn mỗi ngày
Giảm cơn đau bằng các loại thảo dược
Theo Dân trí
Các bài gần đây
Mẹo hay giúp bà bầu hạn chế bị phù nề khi mang thai
Cẩn trọng với 9 loại thực phẩm ăn vào có thể khiến bạn bị "tào tháo hỏi thăm"
Tại sao làn da chúng ta cần magie và cách dễ nhất để cung cấp magie
Đánh giá