03 May, 2017 0 nhận xét Nhận xét
Mọi người thường nhớ tới hệ miễn dịch khi cảm thấy sự thay đổi thời tiết, nhưng liệu có bao nhiêu người thực sự hiểu rõ sự phức tạp của lực lượng đặc nhiệm bên trong cơ thể này?
Nói một cách đơn giản, hệ miễn dịch là một mạng lưới các tế bào, các mô và các cơ quan phối hợp hoạt động với nhau để bảo vệ cơ thể. Trách nhiệm của hệ miễn dịch là báo cho cơ thể những gì thuộc về và những gì không.
Trong các trường hợp mạn tính hiếm gặp, như suy giảm miễn dịch tiên phát, hệ miễn dịch hoặc là bị mất hoặc không hoạt động bình thường, nhưng đối với hầu hết người khỏe mạnh, nó phân chia bè bạn với kẻ thù - và phản ứng với kẻ thù (như vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng) đe dọa xâm nhập cơ thể.
Để duy trì sức khỏe, tất cả các cơ quan và tế bào tạo nên mạng lưới quốc phòng này đều có sự phân chia công việc rất cụ thể. Đó là lý do tại sao bạn cần biết về 5 sự thực dưới đây về hệ thống phòng ngự hàng đầu của cơ thể.
1. Hệ miễn dịch (thường) có thể điều chỉnh dần
Hệ miễn dịch của bạn được thiết kế để làm việc đằng sau hậu trường giúp bạn luôn khỏe mạnh. Đối với hầu hết người bình thường, hệ miễn dịch thích ứng với những thay đổi bằng cách đáp ứng với những mầm bệnh mới, như vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng mỗi ngày. Việc tiếp xúc liên tục với mầm bệnh mới cho phép các hệ miễn dịch của chúng ta học hỏi khi trưởng thành, hình thành tính mienx dịch từ ngày này qua ngày khác.
Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, những người bị các bệnh miễn dịch mạn tính, như suy giảm miễn dịch nguyên phát, có hệ thống miễn dịch bị khiếm khuyết, không thể điều chỉnh trong quá trình học hỏi giống như hệ miễn dịch khỏe mạnh, khiến họ dễ bị nhiễm trùng.
2. Ruột đóng vai trò người gác cửa
Theo Katharine Woessner, một bác sĩ chuyên khoa dị ứng, hen và miễn dịch ở California, phần lớn nhất của hệ thống miễn dịch nằm ở ruột (hay đường tiêu hóa).
"Ruột cũng là một phần phải làm việc vất vả nhất của hệ miễn dịch... vì nó liên tục phải điều hòa những gì đang diễn ra", bà nói.
Hệ tiêu hóa của bạn hoạt động để phân biệt vi khuẩn xấu với vi khuẩn tốt là chìa khóa cho sức khoẻ miễn dịch nói chung. Tin hay không thì tùy, nhưng ruột bắt đầu kiểm tra từ khi đứa trẻ còn ở trong bụng mẹ.
3. Tuyến ức có thời gian “cao trào”
Giống như nhà vua trong vũ hội ở trường trung học, tuyến ức trải qua những ngày tươi đẹp nhất và trong tình trạng “sung sức” nhất ở thời thanh xuân. Tuyến ức - nằm sau xương ức và ở giữa hai phổi - chịu trách nhiệm sản sinh một loại tế bào bạch cầu quan trọng gọi là tế bào lympho T hay tế bào T. Các tế bào T còn non được gửi đến tuyến ức nơi chúng trưởng thành và trở thành một phần quan trọng của hệ miễn dịch bẩm sinh và thích nghi của cơ thể, như những chiến binh bảo vệ chống lại vi khuẩn và vi rút. Và điều thú vị là, khi bạn đến tuổi dậy thì, tuyến ức bắt đầu teo nhỏ và dần dần trở thành mô mỡ.
4. Bạn có thể sống mà không cần lách
Lách là một trong những cơ quan bạch huyết lớn nhất trong cơ thể, và có vai trò làm sạch vi trùng khỏi máu. Nằm sau dạ dày và dưới cơ hoành, cơ quan đa năng này lọc các tế bào hồng cầu hư hỏng, cũng như lưu trữ các tế bào bạch cầu có thể tạo kháng thể. Lách tạm thời to lên khi cơ thể đang chiến đấu với bệnh nhiễm trùng, nhưng nếu bị vỡ thì cần phải cắt bỏ.
Theo Mayo Clinic, mặc dù bạn có thể sống mà không có lách, song nếu có thì sẽ dễ dàng giữ được sức khoẻ tốt hơn. Bs. Woessner cho biết: "Hệ miễn dịch có rất nhiều nguồn dự phòng”, vì vậy trong hầu hết các trường hợp nếu có những thiếu hụt, thì cũng có thể bù lại được.
5. Kháng thể là lực lượng “chiến binh” vi thể
Khi cơ thể phát hiện vi trùng, hoặc các chất lạ gây ra đáp ứng miễn dịch, nó có thể kích hoạt việc tạo ra các kháng thể. Một khi đã được tạo ra, các kháng thể ghi nhớ kẻ xâm lược, và ngăn không cho những kháng nguyên tương tự lặp lại cuộc tấn công. Khám phá khoa học này đã biến hiệu quả của tiêm phòng trở thành hiện thực.
Những thay đổi lối sống có thể giúp hỗ trợ hệ miễn dịch bao gồm ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn, ăn thực phẩm lành mạnh và thực hành các kỹ thuật giảm stress như thiền và yoga. Tuy nhiên, những người cảm thấy hay bị ốm hơn bình thường nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Theo Dân trí
Các bài gần đây
Làm gì nếu phải nhìn màn hình máy tính suốt ngày?
Một số loại thuốc gây hại thận thế nào?
Những nhận định sai lầm về vitamin và đường
Vùng kín nặng mùi, đối phó thế nào?
Dùng thuốc táo bón ở người có thai như thế nào?
Cảnh báo nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng
10 điều cần làm để giảm rủi ro dị tật thai nhi
Tránh sốt xuất huyết khi mang bầu: Cách gì?
Ngừa thừa cân béo phì tuổi học đường
Đánh giá