27 April, 2017 0 nhận xét Nhận xét
Anh Nguyễn Văn Thành (Long Biên, Hà Nội) cho biết: “Bố tôi vừa phát hiện ra mình bị bệnh suy thận giai đoạn đầu. Chúng tôi phải tìm mọi cách để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và tăng cường sức khỏe cho bố bằng các biện pháp dinh dưỡng”.
Đó cũng là giải pháp trước mắt của rất nhiều gia đình khác có bệnh nhân suy thận chứ không riêng gì anh Thành. Vậy chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh suy thận chưa lọc máu là gì? Bệnh nhân cần làm gì để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và giúp mình sống vui, sống khỏe?
Theo Ths. Bác sĩ Doãn Thị Tường Vi – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Lâm sàng, bệnh nhân suy thận cần tuân theo một chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp với từng giai đoạn bệnh và từng thể trạng của mình đểphòng ngừa và hạn chế các rối loạn chuyển hóa, biến chứng của tăng ure máu, của rối loạn điện giải (tăng kali, tăng phosphat trong máu). Bên cạnh đó dinh dưỡng hợp lý giúp bảo tồn chức năng thận, làm chậm bước tiến của quá trình suy thận và giảm ảnh hưởng thứ phát của bệnh thận.
Ngoài ra giúp duy trì các hoạt động sinh lý của cơ thể và tăng cường sức khỏe cho người bệnh, phòng ngừa suy dinh dưỡng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chế độ dinh dưỡng đối với người người bệnh thận có ure máu tăng
Yêu cầu dinh dưỡng
• Ít Protein: Tùy theo giai đoạn suy thận mà cần số lượng đạm có thể từ 0,6-0,8-1g/kg trọng lượng lý tưởng/ngày. Dùng protein có giá trị sinh học cao, hạn chế thức ăn nhiều phosphat.
• Giàu năng lượng: 30-35kcal/kg/ngày.
• Đủ vitamin, yếu tố vi lượng, chống thiếu máu.
• Đảm bảo đủ nước, ít muối, giàu calci, ít phosphate
Những thực phẩm nên chọn
• Chất bột đường: Nên chọn ngũ cốc có hàm lượng đạm thấp như, miến, bột sắn dây, khoai lang, khoai sọ, ,…Nên ăn gạo, mì tối đa 200g/ngày tùy độ suy thận. Suy thận càng nặng thì lượng gạo mì càng ít hơn.
• Chất đạm (protein): nên ăn thực phẩm có đạm giá trị sinh học cao (thịt, cá, trứng) và các loại sữa chuyên biệt dành cho người suy thận
• Chất béo: chọn dầu thực vật (dầu mè, dầu đậu nành, dầu oliu) hoặc mỡ cá
• Gia vị: chọn thực phẩm ít muối
• Ăn nhạt khi có phù và tăng huyết áp. Lượng muối thay đổi tùy theo tình trạng bệnh.
• Lượng nước = lượng nước tiểu ngày hôm trước + 500-1000ml.
Những thực phẩm cần tránh
• Hạn chế thực phẩm giàu kali (có nhiều trong rau xanh, hoa quả tươi) khi có kali máu tăng.
• Thực phẩm nhiều Kali như nho khô, chuối khô, thanh long, bơ,...; rau là xanh đậm (rau ngót, rau đay, rau dền, rau muống,…), nấm mèo, các loại đậu.
• Thực phẩm giàu đường như bánh mì trắng, khoai tây, bánh kẹo ngọt,…
• Thực phẩm có nhiều photpho như tôm khô, lá lốt, lòng đỏ trứng, thịt bò,…
• Thực phẩm có nhiều muối như mắm, cá khô, tôm khô, mì ăn liền,…
Bữa ăn phụ, người bệnh có thể sử dụng trái cây, chè, hoặc sử dụng các loại sữa dành riêng cho bệnh nhân suy thận để vừa phòng chống loãng xương, vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà không ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của thận.
• Đặc biệt với sản phẩm sản phẩm dinh dưỡng giảm protein Nepro 1 - là sản phẩm dinh dưỡng được thiết kế dành riêng cho người bệnh thận có ure máu tăng. Nepro 1cung cấp năng lượng cao, một ly 100ml cung cấp 100kcal nhưng rất ít natri, kali, ít phospho, góp phần kiểm soát tốt điện giải, huyết áp cho người bệnh.
Theo Dân trí
Các bài gần đây
4 loại vitamin và khoáng chất ngăn ngừa móng tay giòn và dễ gãy
Đánh giá