19 September, 2017 0 nhận xét Nhận xét
Gan được gọi là một nhà máy kỳ diệu của con người. Bởi vì, gan tham gia hầu hết các quá trình tổng hợp, lọc và thải loại chất độc để giữ cơ thể khỏe mạnh. Khi gan hoạt động, các chất dinh dưỡng được hấp thu, các chất thừa, độc hại bị loại bỏ. Chính vì vậy, khi gan nhiễm độc, cơ thể trở nên mệt mỏi, ăn không tiêu, dễ bị táo bón hay tiêu chảy, đáng ngại hơn, tình trạng này kéo dài sẽ làm tổn thương tế bào gan, dẫn đến men gan trong máu tăng cao báo hiệu sự suy giảm tuổi thọ.
Những lầm tưởng
Gan giữ vai trò thanh lọc và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, đây cũng là nguyên nhân khiến gan dễ nhiễm độc hơn cả. Chất độc tồn đọng ở gan theo thời gian sẽ đầu độc gan, làm suy giảm chức năng gan. Điều đó cũng đồng nghĩa với chức năng thanh lọc độc tố trong máu cũng giảm, gây tích tụ chất độc dẫn đến các biểu hiện bên ngoài như vàng da, ngứa, dị ứng, nổi mề đay, mụn nhọt, mụn trứng cá…
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Phúc, tác nhân bên ngoài gây hại cho gan rất nhiều trong đó có việc lạm dụng rượu bia khiến gan bị nhiễm độc. Số lượng độc tố trong bia rượu rất lớn, đòi hỏi gan phải hoạt động hết công suất để loại trừ độc tố. Từ đó làm cho chức năng gan suy yếu, khả năng loại trừ độc tố giảm khiến gan nhiễm độc. Chế độ ăn uống thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo và không sạch tiềm ẩn nhiều độc tố gây hại cho cơ thể và gan mà chúng ta ăn vào hàng ngày đang vô tình đầu độc gan. Đặc biệt, môi trường sống ô nhiễm, làm việc quá sức cũng là một trong những tác nhân hủy hoại lá gan. Ngoài ra, thói quen thức khuya của các bạn trẻ cũng gây tổn hại đến sức khỏe của cơ quan này, bởi vì từ 23h đêm đến một giờ sáng là thời gian gan lọc và đào thải các chất độc trong cơ thể nên con người cần ngủ thật sâu để gan có thể làm việc tốt nhất. Nếu thức quá khuya, xem như đã cắt bớt thời gian làm việc của gan, việc thanh lọc cơ thể sẽ bị tồn đọng và việc gan bị quá tải là khó tránh.
Nhiều người thường nghĩ gan chỉ bị nhiễm độc từ bên ngoài, do đó nếu sống lành mạnh và ăn uống kiêng khem đã được cho là không làm cho gan bị nhiễm độc. Điều này chưa chính xác hoàn toàn vì gan vẫn dễ bị gây hại bởi các chất gây viêm và yếu tố nguy cơ như: tuổi tác, giới tính và một số đột biến di truyền làm giảm sự sản xuất và hoạt động của các men chuyển hóa độc chất, làm cho gan trở nên nhạy cảm với các độc chất hơn. Như vậy, cho thấy tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm độc gan.
Các dấu hiệu nhận biết gan nhiễm độc
Các biểu hiện của gan nhiễm độc đa dạng nên dễ bị nhầm sang các bệnh khác. Dấu hiệu đầu tiên của nhiễm độc gan là vàng da và đây cũng là dấu hiệu viêm gan tiềm ẩn. Bình thường, gan có khả năng thải các độc tố ra ngoài cơ thể, nhưng khi bị nhiễm độc tức là độc tố sẽ bám lại và tích tụ dưới da, làm cho da có màu sắc bất thường.
Nếu gan bị nhiễm độc thì khả năng giải độc gan kém, dẫn đến những phần cặn bã, còn thừa trên đường tiêu hóa được bài tiết một phần qua phổi. Từ đó hơi thở có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra người bệnh có biểu hiện nóng trong người, mụn nhọt, mẩn ngứa, mệt mỏi, chán ăn, táo bón… Đây có lẽ là biểu hiện hàng đầu mà bệnh nhân có thể cảm nhận được một cách trực tiếp rõ nhất.
Nhiễm độc gan nếu ở thể nhẹ, gan có thể tự hồi phục nhưng nếu kéo dài thường xuyên và không can thiệp bằng biện pháp nào thì gan sẽ nhanh chóng bị nhiễm độc nặng hơn và các biến chứng rất dễ xảy ra như: viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan,… Chính vì vậy, khi có các biểu hiện nghi ngờ người bệnh cần đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn cụ thể.
Cách gì để “Thanh lọc” gan?
Thay đổi thói quen sinh hoạt: bỏ rượu bia, thuốc lá, những hóa chất kích thích… là cách thanh lọc cơ thể rất hiệu quả. Ngủ và nghỉ ngơi đúng nhịp sinh học để chức năng gan được thực hiện tốt, làm đúng nhiệm vụ đào thải chất độc và giải độc. Ngoài ra, thực phẩm ăn uống hàng ngày cần được chú ý, tránh ăn uống thực phẩm bẩn, bổ sung các thực phẩm có lợi cho gan.
Với rất nhiều người, khi đã cảm thấy trong người mệt mỏi, ăn uống kém, trướng bụng, sưng đau vùng bụng nhiều, sức khỏe suy yếu nghiêm trọng mới đi khám bệnh thì lúc này gan đã bị nhiễm độc nặng. Trong khi đó, gan hoàn toàn có thể được giải độc, thanh lọc mỗi ngày từ nguồn thảo dược sẵn có trong tự nhiên. Các loại thảo dược có tác dụng tái tạo tế bào gan, thúc đẩy quá trình giải độc gan hiệu quả phải kể đến đu đủ, củ cải, mướp đắng, gấc và tỏi giúp giải nhiệt, giảm nóng trong người, loại trừ độc tố tích tụ tại gan, làm hết mụn nhọt, thanh lọc gan và cơ thể. Các chuyên gia cũng khuyên rằng, có thể sử dụng sản phẩm có thành phần từ các loại thảo dược này để bổ sung hàng ngày cho cơ thể, nhưng cần lưu ý lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc từ công ty uy tín, ứng dụng công nghệ hiện đại để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Viêm âm đạo - Hiểu biết đúng để phòng ngừa
Xuất tinh có máu, dấu hiệu bệnh gì?
Thực hư về tác dụng làm đẹp da của thuốc tránh thai
Bổ sung thừa vitamin C có tác hại gì?
Chế độ dinh dưỡng cần thiết giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh
Đánh giá