24 April, 2018 0 nhận xét Nhận xét
Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (CDC) đã cho ra đời một thiết bị mới để đo lường nguy cơ bệnh tim bằng cách tính toán “tuổi của tim” dựa trên huyết áp, chỉ số BMI và các yếu tố khác. Theo CDC, gần ¾ người lớn ở Mỹ có tuổi dự đoán của tim già hơn tuổi thật sự của nó, đặt họ vào nguy cơ cao hơn mắc nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Chế độ ăn có vai trò quan trọng với sức khoẻ của tim, đặc biệt khi bạn ở trong những đối tượng có nguy cơ. Làm giảm khối lượng bữa ăn và cắt giảm lượng calo từ thức ăn vặt có thể thúc đẩy giảm cân và làm giảm chỉ số BMI, giảm nguy cơ mắc đái tháo đường typ 2, tăng sức khoẻ của tim. Ăn nhiều rau quả và các thức ăn từ thực vật, cùng với việc giảm tiêu thụ muối có thể giúp làm giảm huyết áp.
Chế độ ăn tốt cho tim bao gồm chọn thức ăn ít béo, ít cholesterol. Trong đó chất lượng và nguồn chất béo là vấn đề quan trọng nhất. Chọn thức ăn tinh bột giàu chất xơ thay thế cho tinh bột tinh chế.
Thực tế, các chuyên gia đang loại bỏ dần việc nói về chất béo, tinh bột và protein cùng nhau, mà tập trung chế độ ăn giảm huyết áp, cholesterol, triglycerids, viêm nhiễm, và các dấu hiệu cảnh báo sớm các bệnh tim.
Một thực đơn có mục đích phòng ngừa nên được xây dựng trên nền tảng các thức ăn giàu dinh dưỡng, ít muối như: rau, hoa quả, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và cá.
Dưới đây là những hói quen ăn uống giúp làm tăng cường sức khỏe trái tim bạn
Điều này nghe có vẻ tốt, nhưng áp dụng thực tế có thể khó khăn. Để dễ dàng chuyển đổi, bạn có thể chuyển các hướng dẫn để tim khỏe thành các mục tiêu nhỏ hơn và giải quyết một hoặc hai thay đổi một lúc. Dưới đây là 6 thói quen ăn uống có thể tạo ra sự thay đổi lớn và giúp bạn đảo ngược chiếc đồng hồ trên trái tim đang lão hóa của bạn.
1. Hãy đổi một trong các bữa ăn nhẹ của bạn thành bữa ăn với các loại hạt.
Từ hạt hạnh nhân và hồ trăn đến quả óc chó và lạc, tất cả các loại hạt có vỏ cứng đều là các lựa chọn tốt cho tim, vì vậy hãy chọn loại mà bạn thích. Tuy nhiên, hãy nhớ chọn loại không ướp muối.
2. Hãy ăn ít nhất một chén rau và/hoặc hoa quả mỗi bữa rau
Rau quả có lượng muối tự nhiên rất thấp, và nó rất giàu chất xơ, kali, và các chất dinh dưỡng khác giúp làm giảm huyết áp. Hãy nghiền thêm vào các bữa ăn nhẹ, như là các loại quả mọng với sữa chưa hoặc là cà rốt non với đậu gà.
3. Hãy cho cá vào thực đơn 2 lần một tuần
Cá béo như là cá hồi, cá mòi là sự lựa chọn tốt nhất, nhưng một vài loại hải sản cũng tốt hơn là không ăn hải sản, vì vậy nếu bạn thích các loại động vật có vỏ hoặc cá trắng nhẹ và dễ bóc vỏ hơn, thì những loại này cũng là sự lựa chọn tốt.
3. Hãy ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt
Bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, bánh quy giòn, mì ống và ngũ cốc để ăn sáng là sự lựa chọn rất thuận tiện để duy trì thói quen này. Hạt còn nguyên vẹn và ít chế biến như là gạo nâu, lúa mạch, ngô và lúa mì có thể đem lại nhiều lợi ích hơn bởi vì chúng được tiêu hóa chậm, đem lại đáp ứng đường huyết thấp hơn.
4. Ăn các loại thực vật họ đậu ít nhất 3 lần một tuần
Protein thực vật là những chất thay thế giàu dinh dưỡng cho thịt đỏ và thịt được chế biến sẵn, là những thực phẩm làm tăng yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch. Kết hợp các loại đậu đóng hộp, ít muối với mì ống nguyên hạt và rau xào cho một bữa ăn đơn giản là có thể đạt được 3 nhóm thực phẩm tốt cho tim được kể trên đây. Hoặc là, hãy ăn đậu theo mùa thay cho gạo, mì ống hoặc khoai tây.
5. Hãy nấu nhiều bữa ở nhà hơn
75% muối trong bữa ăn là đến từ các thức ăn được chế biến sẵn và thức ăn nhà hàng, vì vậy hãy chuẩn bị nhiều các bữa ăn tại nhà giảm lượng muối. Làm giảm muối thêm vào các món ăn và sử dụng các loại thảo mộc khô, giấm, nước ép các loại cam quýt để làm tăng hương vị cho món ăn.
Cảnh Linh - Viện Y học Ứng Dụng Việt Nam
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
4 bí mật tưởng không liên quan với bệnh tim
Thời điểm nào thụ thai tốt nhất
Đánh giá