04 May, 2017 0 nhận xét Nhận xét
Theo thống kê của Bộ Y tế, căn bệnh muỗi truyền trong mùa hè đang tăng lên. Trong 3 tháng đầu năm ghi nhận 4.000 bệnh nhân sốt xuất huyết, thì riêng trong tháng 4 cả nước ghi nhận gần 6.900 ca mắc sốt xuất huyết, 2 người tử vong.
Tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận khoảng 21.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 8 ca tử vong. Số mắc sốt xuất huyết so với cùng kỳ năm ngoái giảm 26%, tử vong tăng 1.
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, các ca mắc sốt xuất huyết vẫn tập trung ở các tỉnh thành phía nam. Nhất là mùa mưa đang đến gần càng tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi phát triển truyền bệnh sốt xuất huyết.
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần do có nhiều tuýp gây bệnh.
Để phòng sốt xuất huyết, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân dọn vệ sinh nhà ở, lật úp tất cả các vật dụng có thể chứa nước đọng, không tích nước trong chum, vại, thay nước lọ hoa thường xuyên, không vứt vỏ lon nước ngọt, lốp xe... ngoài vườn đều có thể khiến nước đọng là nơi sinh sôi lý tưởng của muỗi. Với tiểu cảnh cần thả cá tiêu diệt loăng quăng...
Ngủ màn, mặc áo dài tay để tránh bị muỗi đốt. Tại các khu vực nguy cơ cao, y tế dự phòng tổ chức chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi người dân nên cộng tác, bởi hóa chất là an toàn, không gây hại với người.
Còn khi có dấu hiệu đột ngột sốt cao không hạ, mệt mỏi, nhức đầu, đau hốc mắt... cần nghĩ đến nguy cơ sốt xuất huyết, đến viện khám để được chẩn đoán, điều trị, phòng nguy cơ bệnh diễn biến sống đe dọa sức khỏe.
Tay chân miệng cũng gia tăng mạnh trong tháng 4 vừa qua với hơn 4.500 ca mắc, trong khi tổng 3 tháng đầu năm chỉ ghi nhận hơn 6.200 ca. So với cùng kỳ năm 2016, số mắc tăng hơn 26%.
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh tay chân miệng lây từ người sang người qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh thường có biểu hiện sốt, đau họng, loét miệng, lưỡi, phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông.
Đáng nói, có đến 71% người lành mang trùng (mang vi rút nhưng không biểu hiện bệnh), rất dễ lây cho người khác nếu hành vi vệ sinh không đảm bảo. Bệnh có quanh năm và tăng mạnh vào tháng 3-tháng 5 và tháng 9- tháng 10.
Theo Dân trí
Các bài gần đây
Giọng nói bỗng thay đổi-dấu hiệu bệnh gì?
Chế độ dinh dưỡng trong mùa nóng
Cảnh báo: Tự dùng thảo dược trị nóng gan – lợi bất cập hại
5 điều ít biết về hệ miễn dịch
Làm gì nếu phải nhìn màn hình máy tính suốt ngày?
Một số loại thuốc gây hại thận thế nào?
Những nhận định sai lầm về vitamin và đường
Vùng kín nặng mùi, đối phó thế nào?
Dùng thuốc táo bón ở người có thai như thế nào?
Cảnh báo nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng
Đánh giá