17 July, 2017 0 nhận xét Nhận xét
Con biếng ăn có lẽ là một trong những nỗi khổ tâm lớn nhất của mẹ. Con càng gầy, mẹ càng lo lắng. Mẹ phải làm sao cho tốt đây?
Tìm hiểu nguồn gốc chứng “biếng ăn”
Biếng ăn là tình trạng không muốn ăn, uể oải, hoặc tiêu dùng lượng thức ăn thấp hơn mức bình thường. Hiện tượng này khá phổ biến với trẻ em dưới 12 tuổi.
Khi thấy con ít ăn, các mẹ lại hay rỉ tai những phương pháp “chung” mà họ thấy “có tác dụng”: la mắng, để con chơi smartphone… Thực tế là các cách ấy không thể khắc phục cho mọi trường hợp. Vì biếng ăn xảy ra do nhiều nguyên nhân nhu tâm-sinh-bệnh lý và mỗi loại cần một cách xử lý riêng biệt.
Có nhiều nguyên nhân khiến con trở nên biếng ăn.
Biếng ăn do tâm lý là nguyên nhân khá phổ biến. Con có thể hoảng sợ khi bị ép ăn quá nhiều so với nhu cầu, bị bắt ăn nhanh, quát nạt khi đang ăn, lừa trộn thuốc đắng vào đồ ăn hay để người lạ cho ăn, vv... Và con phản ứng với nỗi sợ bằng cách từ chối, bỏ chạy khỏi bữa cơm.
Biếng ăn sinh lý thường xảy ra ở những mốc quan trọng trong quá trình phát triển của con như khi học lẫy, bò, mọc răng... Thông thường, con sẽ chỉ bỏ ăn vài ngày đến vài tuần, rồi trở lại bình thường sau khi qua giai đoạn chuyển đổi.
Biếng ăn bệnh lý có thể xảy ra khi con mắc các bệnh về nhiễm trùng, nhiễm khuẩn (Viêm tai – mũi – họng, viêm lợi... ). Trong đó có một nguyên nhân biếng ăn phổ biến là do hệ tiêu hóa của con có vấn đề, đó là loạn khuẩn đường ruột. Con sẽ không có hứng thú ăn, ăn không ngon miệng, thức ăn không tiêu, bị đầy bụng… Trong trường hợp này, mẹ cần giúp cho hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh trở lại để khắc phục tận gốc chứng biếng ăn.
Tóm lại, con biếng ăn là biểu hiện của một vấn đề gì đó sâu xa hơn, ví như bị mất cân bằng hệ tiêu hóa. Để hiểu được, mẹ hãy dành thời gian ở bên con để lắng nghe nhu cầu ăn uống và chú ý đến sức khỏe hệ tiêu hóa của con.
Tác hại của thuốc kích thích ăn uống?
Khi con biếng ăn, nhiều mẹ “cuống” lên tìm mua các loại thuốc kích thích ăn uống. Đúng là thuốc có tác dụng, bởi đứa trẻ sẽ ăn tốt hơn, thậm chí ăn quá nhiều.
Thế nhưng hầu hết các thuốc kích thích ăn uống đều có tác hại mà không phải ai cũng biết. Một số loại có thể dẫn đến tác dụng phụ là dễ bị kích động, mất ngủ, nhức đầu. Đối với trẻ em, thuốc có thể gây cơn co giật. Đặc biệt, lạm dụng thuốc kích thích ăn có thể gây ra béo phì từ nhỏ. Hoặc khi đã phụ thuộc vào thuốc rồi ngưng sử dụng, con sẽ chán ăn hơn.
Thuốc kích thích ăn uống hại nhiều hơn lợi.
Vậy có cách nào chữa trị biếng ăn từ gốc mà vẫn giúp con khỏe mạnh?
Khỏe từ trong bụng, con sẽ ăn ngon!
Về cơ bản, con sẽ muốn ăn khi cảm thấy bụng đói. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp con tiêu hóa thức ăn tốt, và thấy đói đúng bữa. Vì thế, trị biếng ăn bằng cách giúp con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh chính là cách tốt nhất cho mẹ.
Trong các yếu tố làm nên hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hệ vi khuẩn đường ruột cân bằng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Theo số liệu nghiên cứu từ chương trình MetaHIT, có khoảng 100.000 tỷ vi khuẩn trong đường ruột, bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Hại khuẩn có thể là tác nhân gây ra đầy hơi ợ hơi, tiêu chảy, táo bón, hội chứng ruột kích thích, viêm ruột,… còn lợi khuẩn lại giúp hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện miễn dịch, tăng sức đề kháng. Giữ cho tỉ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn ở mức cân bằng sẽ giúp bụng con khỏe hơn.
Bụng khỏe con sẽ ăn ngon.
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Đánh giá