08 December, 2016 0 nhận xét Nhận xét
Một nghiên cứu trên gần 200.000 người tham gia đã thấy rằng những người bị đau lưng cũng dễ gặp phải chứng lo âu, căng thẳng, trầm cảm mất ngủ....
Đau lưng và sức khỏe tâm thần có liên quan sâu sắc.
Đau lưng là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế trên toàn thế giới. Trong thực tế, nó gây tàn phế toàn thể nhiều hơn bất kỳ tình trạng bệnh khác.
Theo nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu, đau lưng ảnh hưởng đến gần 1/10 số người.
Cũng có nhiều bằng chứng cho thấy đau lưng tác động xấu đến chất lượng sống và làm tăng nguy cơ của các vấn đề sức khỏe thể chất khác. Ngoài ra, nó còn đi kèm với chi phí chăm sóc y tế đáng kể.
Một nghiên cứu trước đây đã sử dụng dữ liệu từ Khảo sát sức khỏe Tâm thần Thế giới và thấy rằng đau lưng hoặc đau vai gáy mạn tính có liên quan với tăng nguy cơ rối loạn tâm trạng, lạm dụng rượu và các rối loạn lo âu.
Mặc dù tỷ lệ mắc cao, song có rất ít nghiên cứu về mối liên quan của đau lưng với kết quả sức khỏe tâm thần ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình.
Nghiên cứu về đau lưng-sức khỏe tâm thần lớn nhất từ trước đến nay
Nghiên cứu mới nhất và lớn nhất về mối liên quan giữa đau lưng và bệnh tâm lý ở các nước thu nhập thấp và trung bình mới đươc công bố trên tạp chí General Hospital Psychiatry..
Nhóm nghiên cứu – đứng đầu là GS Patricia Schofield và TS Brendon Stubbs, Đại học Anglia Ruskin ở Anh – đã thu thập dữ liệu của 190.595 người từ 18 tuổi trở lên ở 43 quốc gia, biến đây trở thành nghiên cứu lớn nhất thuộc loại này. Trong số 43 quốc gia, 19 nước có thu nhập thấp và 24 nước là thu nhập trung bình.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ Điều tra Y tế thế giới 2002-2004, một dự án do WHO lập ra để "tạo ra thông tin về sức khỏe của các quần thể người lớn và hệ thống y tế."
Nhìn chung, ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, đau lưng ảnh hưởng đến 35,1% dân số, và 6,9% báo cáo bị đau lưng mãn tính. Trong số các nước được nghiên cứu, tỷ lệ đau lưng ở Trung Quốc là thấp nhất, 13,7%.
Ở một số nước, hơn một nửa số người được hỏi cho biết bị đau lưng; Nepal là cao nhất với 57,1%. Tương tự, 53,1% người dân Bangladesh cho biết bị đau lưng, con số này ở Brazil là 52%.
Đau lưng và sức khỏe tâm thần
Phân tích dữ liệu từ bảng câu hỏi cho thấy, khi so sánh với những người không bị đau lưng, những người bị đau lưng dễ bị một trong năm tình trạng bệnh tâm thần (lo âu, trầm cảm, rối loạn tâm thần, căng thẳng và thiếu ngủ) nhiều hơn gấp 5 lần.
Những người bị đau lưng mạn tính cũng dễ trải qua một đợt trầm cảm hơn gấp 3 lần và dễ bị loạn thần hơn gấp 2,6 lần.
Đáng chú ý là kết quả tương đối giống nhau ở cả 43 nước, bất kể vị thế trên bậc thang kinh tế xã hội.
"Số liệu của chúng tôi cho thấy cả đau lưng và đau lưng mạn tính đều có liên quan với tăng khả năng bị trầm cảm, loạn thần, lo âu, stress và rối loạn giấc ngủ.
Kết quả nghiên cứu gợi ý rằng đau lưng có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe tâm thần có thể khiến đau lưng khó phục hồi hơn. Vẫn chưa xác định được lý do chính xác của điều này", TS Stubbs nói. "Cần nghiên cứu thêm để tìm hiểu về mối liên quan giữa những vấn đề này và để phát triển những biện pháp điều trị có thể hiệu quả. Các thầy thuốc cũng cần nhận thức được về mối liên quan này để chuyển bệnh nhân đến các dịch vụ khác nếu cần".
Theo Dân trí
Các bài gần đây
7 thói quen ban ngày phá hoại giấc ngủ đêm
Thủ tướng yêu cầu kiểm tra tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam
Trẻ đi tiêu nhiều lần trong ngày có phải bệnh?
Không thể buộc vợ chồng sinh đủ 2 con
Tưởng bệnh bất lực hóa ra bị ung thư tuyến tiền liệt
Sự sáng tạo mỗi ngày sẽ mang lại hạnh phúc
Đánh giá