23 March, 2017 0 nhận xét Nhận xét
Vậy hiểu thế nào là rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Rối loạn kinh nguyệt là sự bất thường của chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới, với những biểu hiện như: vòng kinh thường không đều, chu kỳ kinh ngắn, kinh nguyệt thưa hoặc không có kinh (trong trường hợp trên 18 tuổi mà chưa có kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt biến mất 3 tháng mới có lại). Ngoài ra còn có các biểu hiện đi kèm như đau bụng kinh, lượng máu kinh ra bất thường hoặc có mùi hôi khó chịu.
Nguyên nhân
Khi gặp hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì thường khiến bản thân bé gái và phụ huynh thấy hoa mang, lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của con sau này. Nhưng trên thực tế, hiện này xảy ra ở trẻ dậy thì là hết sức bình thường, vì ở tuổi dậy thì chu kỳ kinh nguyệt chưa đều như ở phụ nữ trưởng thành. Thường khoảng 2-3 tháng có bé mới thấy kinh nguyệt, hoặc lượng kinh ra rất ít, mất vài hôm rồi lại có.
Nguyên nhân ngây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là do cơ thể trẻ chưa hoàn thiện đầy đủ, tâm sinh lý chưa ổn định. Trẻ thường hay mệt mỏi, lo lắng việc học tập hoặc do thức quá khuya cũng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Thêm vào đó, do cơ quản sinh sản của các bé chưa phát triển đầy đủ khiến cho quá trình vận hành của buồng trứng diễn ra không đều đặn. Có tháng buồng trứng phóng noãn đến 2 -3 lần, có tháng lại không phóng, thậm chí là 6 tháng mới phóng 1 lần. Từ đó gây nên hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì. Theo nghiên cứu, có khoảng 70% trường hợp rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là do rối loạn phóng noãn và nội tiết.
Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Để phòng tránh hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, các bậc phụ huynh nên hướng trẻ tham gia 1 một số hoạt động tập thể để tinh thần thoải mái, thư giãn. Tránh thức khuya gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập. Đồng thời bổ sung vào bữa ăn của trẻ các nhóm thực phẩm giàu vitamin B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mát…. Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt… Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích.
Trước, trong và sau chu kỳ kinh nguyệt, các bạn gái nên bổ sung thêm viên uống bổ sung sắt trước và sau thời kỳ kinh nguyệt để phòng tránh bệnh đau bụng kinh và những rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra với trẻ. Tuy nhiên cần lựa chọn sắt cần an toàn hiệu quả. Sắt phải từ dạng Ferrous Fumarate (sắt dạng hữu cơ) để tăng cường hấp thu, tránh những tác dụng phụ của việc bổ sung sắt như táo bón, nổi mụn, tiêu chảy...Khi bổ sung sắt nên bổ sung theo dạng chế phẩm có chứa sắt và Dầu mè đen, B12 và vitamin E cùng với axit folic .
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
7 triệu chứng phụ nữ không nên bỏ qua
Tìm ra bí quyết của “tinh binh” thành công
Cách khắc phục những triệu chứng nghén khủng khiếp của các bà bầu
Làm thế nào để tăng chất lượng trứng trong vòng 90 ngày?
Giải pháp nào khi đau bụng kinh?
Tăng chất lượng tinh binh nhờ 4 món dễ làm
Giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ: Ðừng để quá muộn
Đánh giá