11 September, 2017 0 nhận xét Nhận xét
Các nhà khoa học ĐH California (Mỹ) đã phát hiện ra rằng cơ thể con người xem thịt đỏ như là một “kẻ ngoại xâm” và đã kích hoạt một đáp ứng miễn dịch độc hại.
Họ phát hiện ra, thịt đỏ có chứa một loại đường gọi là Neu5Gc mà cơ thể con người không thể sản sinh một cách tự nhiên. Do đó, khi con người ăn thịt đỏ, cơ thể sẽ kích hoạt một đáp ứng miễn dịch đối với loại đường lạ này, tạo ra những kháng thể gây viêm nhiễm và cuối cùng dẫn đến ung thư.
Nhưng tại sao các loài động vật ăn thịt khác cũng ăn thịt đỏ lại không sao? Là bởi vì hệ thống miễn dịch của chúng không được kích hoạt vì loại đường Neu5Gc đã có sẵn trong cơ thể chúng.
Các nhà khoa học của ĐH California đã thí nghiệm trên những con chuột được thiết kế về mặt di truyền để chúng không thể tự sản sinh được đường Neu5Gc. Kết quả cho thấy chuột đã phát triển những khối u ác tính khi chúng ăn đường này.
Ngưỡng an toàn của thịt đỏ
Thịt đỏ rất giàu protein, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều thì sẽ không tốt cho sức khỏe về lâu dài. Do đó các chuyên gia sức khỏe đề nghị không nên ăn quá 70g một ngày, tương đương với 3 lát thịt heo, một miếng thịt cừu hoặc 2 lát thịt bò nướng mỗi ngày.
Bên cạnh cách thức đơn giản để giảm nguy cơ đó là ăn ít thịt đỏ đi, thì theo Mitchell-Paterson, nếu vẫn ăn thịt đỏ thì bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau để giảm bớt nguy cơ ung thư do thịt đỏ gây nên.
Ăn nhiều các chất tinh bột khó thủy phân– ví dụ các gạo lứt, đậu, khoai, chuối, ngũ cốc nguyên hạt – và ăn cùng với thịt sẽ giúp giảm thời gian tiếp xúc với thành ruột sẽ từ đó giảm nguy cơ.
Ăn nhiều rau củ chứa chất xơ giúp bảo vệ chống lại ung thư đại tràng.
Nếu có thể, trong một số bữa ăn, bạn hãy chọn nguồn cung cấp đạm từ thực vật thay vì dùng thịt đỏ: Có khá nhiều lựa chọn để cơ thể bạn được cung cấp đạm như đậu, đậu phụ là những món tuyệt vời – chúng hoàn hảo và "hoàn toàn" thay thế các nguồn đạm khác, chứa tất cả các loại amino axit có trong thịt.
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Nên uống vitamin tổng hợp vào lúc nào?
Những loại rau tốt cho phụ nữ mang thai
Thực phẩm phòng suy giảm thính lực
Bé một tuổi nặng gần 9 kg có suy dinh dưỡng?
Giúp thai phụ đối phó với bệnh hen
Cách nào hạn chế “bất lợi” khi dùng kháng sinh doxycyclin?
Tại sao tôi đột nhiên bị “khô hạn” hơn trước?
Đánh giá