24 October, 2017 0 nhận xét Nhận xét
Ô nhiễm môi trường, từ không khí đến nguồn nước, đang gây tử vong cho nhiều người mỗi năm hơn tất cả các cuộc chiến tranh và bạo lực trên thế giới; hơn cả hút thuốc, nạn đói hay các dịch bệnh tự nhiên; hơn cả AIDS, bệnh lao và sốt rét cộng lại.
Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Lancet, cứ 6 trường hợp tử vong sớm trên thế giới năm 2015 có 1 trường hợp là do tiếp xúc với chất độc.
Điều này đồng nghĩa ước tính có tới 9 triệu người trên thế giới chết vì bệnh do ô nhiễm, cao gấp 1,5 lần so với số người tử vong do thuốc lá; gấp 3 lần số người chết vì AIDS, lao và sốt rét cộng lại; cao hơn gấp 6 lần so với số người chết trong tai nạn giao thông và gấp 15 lần số người thiệt mạng trong các cuộc chiến tranh hay bạo lực.
Châu Á và châu Phi là những vùng có nguy cơ ô nhiễm nhất và Ấn Độ đứng đầu các nước ô nhiễm. Theo đó, cứ 4 người tử vong sớm ở Ấn Độ có 1 người (khoảng 2,5 triệu người) là do ô nhiễm.
Trung Quốc đứng thứ 2 với 1,8 triệu người tử vong sớm (1/5). Tiếp đó đến Bangladesh, Pakistan, Triều Tiên, Nam Sudan và Haiti.
Các chuyên gia cũng cho rằng con số trên chỉ là ước tính và trên thực tế cao hơn nhiều và cần có thêm các nghiên cứu để lượng hóa cụ thể con số này.
Phí tổn do tử vong, bệnh tật và phúc lợi liên quan đến ô nhiễm lên tới 4,6 tỉ đô la Mỹ - chiếm 6,2% nền kinh tế toàn cầu.
Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp của Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ để đánh giá tình trạng ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí và nước thông qua dữ liệu của Tổ chức Y tế giới, Viện đo lường và đánh giá y tế của ĐH Washington.
"Đã có nhiều nghiên cứu về ô nhiễm nhưng chưa bao giờ nó nhận được những nguồn lực hay mức độ chú ý như bệnh AIDS hay biến đổi khí hậu” chuyên gia dịch tễ học Philip Landrigan, trường Y ở Mount Sinai (New York, Mỹ) và là trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.
Báo cáo này đã cho thấy những nỗ lực đầu tiên trong việc thu thập dữ liệu về bệnh tật và tử vong do mọi hình thức ô nhiễm gây ra.
Tháng 12 tới đây, Liên hợp quốc sẽ tổ chức hội nghị đầu tiên về vấn đề ô nhiễm. Và mặc dù chưa có tuyên bố quốc tế chính thức về ô nhiễm nhưng việc giảm ô nhiễm dưới mọi hình thức sẽ được xem là một ưu tiên toàn cầu.
Nhân Hà
Theo Reuters
Dân trí
Các bài gần đây
10 thực phẩm nam giới hiếm muộn cần tránh xa
Bạn cần bổ sung bao nhiêu protein mỗi ngày?
Để có xương chắc khỏe, ngoài magie và canxi còn cần vitamin K2?
Acid mefenamic có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đường tiêu hóa
Gan nhiễm mỡ - "Thủ phạm" gây tăng nhanh ghép gan ở người trẻ
Đánh giá