(ảnh minh họa)
Nguyên nhân gây ngứa vùng kín khi mang thai
Thời gian mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều sự thay đổi về nội tiết, vóc dáng, sở thích, và cả hoạt động thường ngày. Lúc này tâm trạng người phụ nữ cũng thay đổi. Toàn bộ cơ thể tham gia vào quá trình thai nghén. Tất cả những nguyên nhân này đều do thay đổi nội tiết và tâm sinh lý gây ra. Tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai được cho là do các yếu tố sau:
Thay đổi nội tiết tố
Một trong những nguyên nhân gây bệnh ngứa vùng kín là do sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể người mẹ khi mang thai. Trong giai đoạn đầu thai kỳ, cơ thể mẹ có sự thay đổi nội tiết tố, điều này gây ảnh hưởng tới sự cân bằng pH tại âm đạo. Ngoài ra, lúc này cơ thể mẹ tiết ra nhiều dịch nhầy và mồ hôi xung quanh, khiến cho vùng kín “ẩm ướt”, dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
Ở các giai đoạn sau của thai kỳ, thời điểm lúc 3 tháng và 6 tháng, cơ thể có nhiều sự thay đổi để thích nghi với thể trạng người mẹ và em bé. Nội tiết tố sản sinh, đôi khi gây ra sự thiếu cân bằng, tạo môi trường cho các bệnh bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Lúc này, cơ thể người mẹ đã nặng nề hơn, khó xử lý hơn khu vực vùng kín.
Vệ sinh vùng kín không đúng cách
Việc vệ sinh vùng kín không sạch hay sai cách như sử dụng sữa tắm vệ sinh vùng kín, dị ứng với thành phần có trong nước giặt quần áo hay giấy vệ sinh... dễ khiến vùng kín bị viêm nhiễm, tăng nguy cơ bị vi khuẩn tấn công gây viêm và xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
Nhiều trường hợp, chị em sử dụng nhiều loại xà phòng có chứa hóa chất thay vì sử dụng các loại dung dịch gel vệ sinh uy tín, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, sản sinh nấm, gây ngứa và tổn thương vùng kín.
Mắc các bệnh phụ khoa
Khi mang thai, triệu chứng ngứa vùng kín kéo dài có thể là dấu hiệu nhận biết mẹ bầu đã mắc các bệnh lý về phụ khoa.
Viêm âm đạo: Bệnh này xảy ra là do vi khuẩn tấn công vào vùng kín gây viêm nhiễm. Bà bầu mắc bệnh này thường có triệu chứng ngoài ngứa ngày kéo dài còn kèm theo tình trạng vùng kín sưng đỏ, mẩn ngứa, đau rát, nhiều khí hư và có mùi hôi khó chịu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây là một trong những căn bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn E. Coli tấn công gây ngứa ngáy và đau rát vùng kín khi tiểu tiện.
Bệnh lây qua đường tình dục: Trong nhiều trường hơp, triệu chứng ngứa vùng kín khi mang thai cũng là biểu hiện của việc mắc các bệnh phụ khoa lây qua đường tình dục. Thai phụ khi mắc các loại bệnh này thường có cảm giác ngứa rát vùng kín, ngoài ra kèm theo các triệu chứng âm hộ sưng đỏ, khí hư màu trắng đục, khi tiểu tiện đau buốt.
Ngứa vùng kín khi mang thai có nguy hiểm không?
Mẹ bầu bị ngứa vùng kín cho dù là nguyên nhân nào gây ra thì sinh hoạt hàng ngày cũng đều bị ảnh hưởng. Nếu để tình trạng kéo dài, mẹ bầu có thể sẽ phải đối mặt với các vấn đề như sau:
- Khó chịu và stress, mất tự tin trong cuộc sống, sinh hoạt thường ngày
- Bào thai có thể bị suy dinh dưỡng, bị nhẹ cân
- Thai phụ có thể bị sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non
- Khi thai phụ sinh thường bằng phương pháp tự nhiên, khi đi qua tử cung và âm đạo của người mẹ sẽ bị nhiễm vi khuẩn virus, khiến trẻ bị: viêm phổi; viêm da; viêm giác mạc; nấm lưỡi,…
Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng, chị em phụ nữ mang thai mà bị ngứa vùng kín sẽ chịu nhiều ảnh hưởng.
Khắc phục tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai bằng cách nào?
Để cải thiện tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai, có một số cách khắc phục mà các mẹ bầu nên lưu ý để bảo đảm sức khỏe cô bé, an toàn thai kỳ như sau:
Luôn vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Việc đầu tiên để giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy đó chính là luôn vệ sinh sạch sẽ vùng kín và tránh sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa quá mạnh. Vệ sinh âm đạo sau khi vệ sinh. Sử dụng nguồn nước sạch sẽ vệ sinh vùng kín, tránh rửa từ sau ra trước khiến chất bẩn chui ngược vào âm đạo gây viêm nhiễm.
Ảnh minh họa
Khi vệ sinh vùng kín không nên thụt rửa sâu trong âm hộ gây mất cân bằng độ pH âm đạo, tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Sử dụng đồ lót chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, nên thay quần lót mới 3 tháng/lần và giặt sạch sẽ phơi dưới ánh nắng mặt trời.
Hạn chế đồ ăn ngọt
Hạn chế đồ ăn đồ ngọt (nấm Candida dẫn rất ưa ngọt, ăn nhiều đồ ngọt khiến vi khuẩn nấm Candida phát triển mạnh). Không nên ăn các món ăn lên men như dưa muối, cà muối, nem chua, đồ dùng có ga và một số đồ uống hoặc kích thích. Theo các chuyên gia thì chị em nên ăn nhiều rau xanh, ăn sữa chua (không đường), hoa quả tươi, tỏi (tỏi có tác dụng diệt khuẩn khá tốt).
Lựa chọn và sử dụng dung dịch vệ sinh dành cho bà bầu an toàn hiệu quả
Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có nguồn gốc tự nhiên, không chứa thành phần hóa học và chất tẩy rửa, làm sạch vùng kín nhẹ nhàng hàng ngày. Việc lựa chọn và sử dụng dung dịch vệ sinh như thế nào là yếu tố then chốt giúp mẹ bầu giải quyết dứt điểm việc viêm nhiễm, ngứa vùng kín.
Nên sử dụng các loại dung dịch dạng gel, an toàn ít bọt, có độ pH 4,5 và có thành phần thiên nhiên, an toàn lành tính.Nên sử dụng các dòng sản phẩm có đặc tính sạch khuẩn, và lành da, như từ nghệ và becberin. Bên cạnh đó, thời gian vùng kín viêm nhiễm cũng sẽ gây ra những mùi hôi khó chịu, nên lưu ý các loại dung dịch có hương thơm bền lâu, khử mùi sẽ giúp cô bé khô thoáng hơn.
Thị trường hiện nay có rất nhiều loại dung dụng vệ sinh phụ nữ, tuy nhiên, các sản phẩm dung dịch vệ sinh công nghiệp lại chứa chất tẩy rửa mạnh và tính kiềm cao khiến vùng kín khô rát và ngứa nếu sử dụng lâu dài. Mẹ bầu nên tham khảo các dòng sản phầm được các chuyên gia, bác sĩ tin và khuyên dùng.
Fairhavean Health probiotic viên uống bổ sung lợi khuẩn âm đạo.
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gàn đây
Cải thiện vòng ba chảy xệ do làm việc online trong mùa COVID
Chớ chủ quan những bất thường ở cậu nhỏ
Đánh giá