Lê Hà Linh (Bắc Ninh)
Loãng xương là hiện tượng suy giảm về mật độ xương khiến xương trở nên giòn và dễ gãy. Thông thường loãng xương chỉ xảy ra ở tuổi 50, tuy nhiên hiện nay, một số yếu tố khiến tỷ lệ người bị loãng xương ở tuổi 30 đang gia tăng. Phụ nữ có nguy cơ mắc loãng xương nhiều hơn nam giới. Xương của phụ nữ nhỏ và mỏng hơn nam giới nên khi mất cùng một lượng xương thì mật độ xương của nữ giới sẽ giảm mạnh hơn từ đó làm tăng nguy cơ loãng xương.
Trong giai đoạn đầu, khi xương bị mất, cơ thể không bị đau nhức hoặc có bất cứ các triệu chứng nào khác. Nhưng khi xương đã bị yếu do loãng xương, bạn có thể có các dấu hiệu và triệu chứng như: đau lưng có thể là những cơn đau dữ dội do cột sống bị nứt hoặc bị sụm hoặc đau cột sống do xẹp các đốt sống hoặc rối loạn tư thế cột sống. Khó thực hiện được các động tác quay lưng, ngửa, cúi... Chiều cao cơ thể dần thấp lại, dáng đi khòm lưng. Dễ gãy xương, thường gặp là gãy đầu trên xương đùi, xương cánh tay, đầu dưới xương cẳng tay, xương sườn, xương chậu và xương cùng; thường bị nứt xương cột sống, xương cổ tay, xương hông hoặc xương ở các khu vực khác...
Bạn nên đi khám chuyên khoa cơ xương khớp để biết rõ tình trạng sức khỏe và cách xử trí.
BS. HOÀNG HẠNH
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Chuyện tình dục ở bệnh nhân đau dạ dày
Hiểu đúng về tính an toàn của bao cao su
Đánh giá