16 May, 2018 0 nhận xét Nhận xét
Iod là một khoáng chất thiết yếu, tuy nhu cầu của cơ thể không nhiều, nhưng có vai trò quan trọng đối với tuyến giáp, sự phát triển của thai nhi và sự hoạt động của nhiều cơ quan khác trong cơ thể…
Thực phẩm là nguồn cung cấp iod chủ yếu cho cơ thể. Iod có trong cá, rong biển, sữa, rau quả…
Trong dược phẩm, iod thường được sử dụng ở dạng thuốc sát trùng.
Khi cơ thể không được cung cấp đủ luợng iod sẽ gây ra bệnh bướu cổ
Vai trò của iod đối với tuyến giáp:
Iod tham gia tổng hợp các hoóc-môn tuyến giáp và duy trì sự hoạt động bình thường của tuyến giáp.
Tuyến giáp sản sinh ra các hoóc-môn tuyến giáp: thyroxin (T4) và tri-idothyronin (T3), iod là thành phần chủ yếu tham gia vào quá trình tổng hợp các hoóc-môn này: iod chiếm khoảng 59% T3 và 65% T4.
Khi cơ thể không được cung cấp đủ luợng iod sẽ gây ra bệnh bướu cổ vì tuyến giáp phải phình to ra để gia tăng sản sinh các hoóc-môn tuyến giáp.
Vai trò của iod đối với sự chuyển hóa và duy trì năng lượng của cơ thể:
Các hoóc-môn tuyến giáp giúp duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức bình thường và điều chỉnh lượng đường trong máu. Khi cơ thể cần cung cấp năng lượng, các hoóc-môn tuyến giáp sẽ huy động nguồn năng lượng từ chất béo tích tụ và các chất dinh dưỡng khác. Vì vậy, iod tham gia vào quá trình chuyển hóa và duy trì năng lượng của cơ thể.
Khi cơ thể thiếu iod sẽ làm suy giảm hoạt động của các hoóc-môn tuyến giáp gây ra rụng lông, táo bón, vàng da, sợ lạnh, tăng cholesterol...
Vai trò của iod đối với sự phát triển của thai nhi:
Phụ nữ mang thai không được cung cấp đủ iod, sự phát triển của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng.
Các hoóc-môn tuyến giáp đóng một vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của thai nhi. Vì vậy, trong quá trình mang thai, thai phụ cần được cung cấp đủ lượng iod cho nhu cầu của cơ thể (200mcg/ngày). Nếu lượng iod không được cung cấp đủ, dẫn đến sự thiếu hụt các hoóc-môn tuyến giáp, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, gia tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh…
Phụ nữ mang thai không được cung cấp đủ iod, sự phát triển của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng
Vai trò của iod đối với sự phát triển của trẻ em:
Iod có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em, đặc biệt là sự phát triển về thể chất và nhận thức.
Các hoóc-môn tuyến giáp đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển nhận thức và thể chất của trẻ em. Nếu trẻ em không dược cung cấp đủ iod, lượng hoóc-môn tuyến giáp bị suy giảm, dẫn đến sự phát triển thể chất và trí não không bình thường, gia tăng nguy cơ bị bị thiểu năng trí tuệ, chậm lớn...
Vai trò của iod đối với sự phát triển của các cơ quan:
Iod cần thiết cho sự phát triển các cơ quan của hệ thần kinh, hệ sinh dục, hệ xương…
Iod tham gia vào quá trình tổng hợp các hoóc-môn tuyến giáp, đây là các hoóc-môn có vai trò quan trọng đối với sự chuyển hóa và duy trì năng lượng, cần thiết cho sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể
Iod là một vi chất có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Sự thiếu hụt vi chất quan trọng này sẽ gây ra các tác hại đến sức khỏe, đặc biệt là đối với sự phát triển của thai nhi và trẻ em. Vì vậy, một chế đố dinh dưỡng thích hợp, bổ sung đầy đủ nhu cầu iod cho cơ thể từ là hết sức quan trọng!
Lượng Iod cần thiết cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể:
Trẻ còn bú từ 0 - 6 tháng cần 40mcg.
Trẻ còn bú từ 6 - 12 tháng: 50mcg.
Trẻ từ 1 - 3 tuổi: 70mcg.
Trẻ từ 4 - 9 tuổi: 120mcg.
Trẻ từ 10 - 12 tuổi: 140mcg.
Từ 13 tuổi và người lớn: 150mcg.
Phụ nữ có thai và cho con bú: 200mcg.
Đánh giá