25 June, 2014 0 nhận xét Nhận xét
Bị găm một mẩu gỗ nhỏ ti vào thịt không phải là tai nạn gì to tát nhưng nó vẫn sẽ khiến trẻ đau đớn. Sau đây là những gì cần làm để điều trị mảnh dằm cho bé.
Trẻ vốn có xúc giác nhạy cảm nên thường xảy ra trường hợp: bé cầm que gỗ thô ráp hoặc va phải một vật dụng chưa hoàn thiện trong kho chứa đồ ở nhà. Thế là một mảnh gỗ nhỏ bị găm dưới da bé. Bé có thể bị đau hoặc nhiễm trùng. Thật may, việc lấy dằm ra khỏi tay trẻ khá nhanh chóng và thường không gây nhiều đau đớn.
Cách lấy mảnh găm ra cho bé:
- Giữ sạch sẽ. Rửa tay bạn sạch sẽ kĩ càng với xà phòng và nước ấm. Mảnh găm sẽ tạo ra một lỗ hở trên da vì thế bạn sẽ không muốn vết thương nhỏ trên tay bé bị nhiễm trùng
- Dính mảnh găm ra. Có một số cách để lấy mảnh găm ra cho trẻ. Nếu đầu của mảnh găm ở bên ngoài, một trong những cách nhẹ nhàng nhất (Và ít đáng sợ nhất với bé) là lựa chọn dùng mẩu băng dính cũ. Đơn giản chỉ cần xé nhỏ băng dính ra, nhẹ nhàng ấn vào đầu mảnh găm, sau đó rút băng dính theo hướng dị vật bị găm vào da. Nếu dị vật không quá sâu, nó sẽ dính vào băng dính và bật ra ngoài. Hoặc bạn cũng có thể bôi ít hồ, keo vào đầu dị vật, đợi cho khô đi rồi rút dị vật ra
- Dùng kẹp. Nếu dị vật găm quá sâu vào da và không thể bị rút ra bằng các biện pháp kể trên, bạn sẽ cần phải dùng tới biện pháp mạnh hơn: dùng nhíp. Khuấy kẹp nhíp với cồn để khử trùng sau đó kẹp gắp rút dị vật ra ngoài. Nhẹ nhàng lấy ra theo chiều bị găm vào da
- Khều găm. Đôi khi mảnh găm nằm hoàn toàn dưới da. Trong trường hợp này, bạn phải dùng kim, khuấy vào cồn để sát trùng rồi khều một lỗ nhỏ xung quanh vùng da có đầu mảnh găm. Bạn có thể cẩn dùng tới kính phóng đại cầm tay. Đồng thời, có thể mở video để làm bé phân tâm khi bạn thực hiện thủ thuật. Nhẹ nhàng khều phía dưới đầu mảnh găm ra, cậy lên nhẹ nhàng, để bạn có thể dùng nhíp gắp ra. (Làm việc theo nhóm sẽ khiến công việc trở nên dễ dàng hơn. Để cho ông bố cầm kim hoặc nhíp nếu có thể)
- Điều trị vết thương. Khi lấy được mảnh găm ra, có thể bôi 1 chút thuốc mỡ kháng sinh lên vết thương và băng lại. Cũng giống như vết thương trên da, hãy để mắt tới các dấu hiệu nhiễm trùng trên da (sưng tẩy, mẩn đỏ)
Khi nào cần gặp bác sĩ
Hầu hết các mảnh găm trên tay bé đều dễ dàng lấy ra được nhưng trong một số trường hợp, bạn sẽ phải cần tới sự giúp đỡ của các bác sĩ. Hãy đưa trẻ đi khám nếu:
- Mảnh găm quá to
- Bạn không thể lấy mảnh găm ra được
- Mảnh găm bị gãy
- Mảnh găm phía trong hoặc gần mắt: những trẻ có đôi mắt xanh hoặc nâu đặc biệt tinh tế, nhạy cảm
Ngăn ngừa mảnh găm đối với trẻ nhỏ
Cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi bị dị vật cắm vào da là phải cảnh giác với những vật trẻ cầm nắm. Không thể giữ không cho bé sờ vào mọi thứ có cạnh sắc nhọn phía sau – và ngoài ra, đây là cách bé khám phá mọi thứ, rằng vỏ cây thì thô ráp. Điều bạn có thể làm là để những nguồn tiềm tàng nhiều dằm tránh xa tầm với của trẻ bằng cách mài nhẵn bất kì bề mặt thô ráp nào ở nhà (như cạnh cửa ra vào, ban công, hiên lan can, đồ chơi bằng gỗ). Và nếu nhà bạn làm mộc, hãy nhắc nhở bé rõ ràng về điều này. Đồng thời, nếu gia đình bạn có mảnh vườn sau nhà, quy tắc an toàn tốt nhất với trẻ là luôn đi giày, dép trước khi ra ngoài.
Theo whattoexpect
Medshop.vn dịch
Đánh giá