25 June, 2014 0 nhận xét Nhận xét
Cách tốt nhất để giúp đỡ một đứa trẻ bị nghẹt thở là bạn cần được trang bị trước – có nghĩa là tham gia một lớp tập huấn về hồi sức tim phổi CPR hay một khóa học bồi dưỡng để biết cách xử lý khi gặp sự cố. Nhưng còn có những bước khác có thể học để biết phải làm gì và cách hành động tức thì khi thấy trẻ bị nghẹt thở.
Nghẹt thở xảy ra như thế nào
Nhìn thấy một đứa trẻ bị nghẹt thở là một điều khủng khiếp. Sự việc thường xảy đến khi một đứa bé cố nuốt một mẩu thức ăn hoặc một vật nhỏ nào đó (như đồng xu hay đồ chơi nhỏ), và thay vì nuốt trôi xuống họng, vật đó bị tắc lại ở đường thở và chặn không khí ra vào phổi. Trẻ dưới 4 tuổi thường gặp những tai nạn kiểu này. Đó là bởi vì chúng khám phá thế giới bằng cách đưa mọi thứ vào miệng (ngay cả những vật bị cấm); chúng thường chưa giỏi nhai (nguyên nhân có lẽ do các bé chưa có bộ răng hoàn chỉnh) còn đường thở thì vẫn hẹp (nghĩa là một số loại thức ăn người lớn và trẻ lớn có thể nuốt an toàn nhưng lại nguy hiểm với trẻ con).
Các dấu hiệu trẻ bị nghẹt thở bao gồm:
- Thở hổn hển, khò khè hoặc không thể thở
- Không thể nói chuyện, khóc hay tạo tiếng ồn
- Da xanh tái
- Trông vẻ hoảng sợ
- Nắm vào cổ họng (ở trẻ tập đi)
Điều gì cần làm khi trẻ bị nghẹt thở:
Nếu nhìn thấy trẻ bị nghẹt thở mà vẫn có thể ho hay khóc, có nghĩa là khí quản của bé mới chỉ bị chặn 1 phần. Trong trường hợp này, tốt nhất nên đợi để quan sát xem trẻ có thể ho ra vật gây tắc hay không. Việc can thiệp có thể khiến tình trạng xấu hơn và hầu hết trẻ có thể đẩy ra vật tắc trong họng sau một cơn ho.
Nếu bạn thấy trẻ bị nghẹt thở và không thể ho hay thở mà lại không biết cách tiến hành biện pháp sơ cứu khẩn cấp Heimlich maneuver cho trẻ dưới 1 tuổi, trẻ nhỏ bị hóc hoặc không nhớ cách làm hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Không được cho vật dụng vào miệng trẻ để tìm kiếm vật bị nghẹt vì sẽ khiến vật đó chui sau hơn, gây nguy hiểm hơn.
Nếu bạn biết tiến hành biện pháp năm đẩy bụng Heimlich maneuver, hãy thực hiện ngay và nhờ ai đó gọi cấp cứu. Nếu bé mất nhận thức, hãy cẩn thận nhìn vào miệng bé để kiểm tra dị vật. Nếu nhìn thấy và có thể dễ dàng lấy ra bằng ngón tay, hãy làm luôn và bắt đầu làm hồi sức tim mạch CPR cho trẻ sơ sinh và trẻ trên 1 tuổi. Sau đó đợi cấp cứu tới. Nếu không nhìn thấy dị vật, hãy làm hồi sức tim mạch và đợi giúp đỡ.
Khi nào cần gọi bác sĩ: gọi 115 khi nào nghi ngờ trẻ bị nghẹt thở hay có vấn đề về hít thở, ngay cả khi giải thoát được vật tắc nghẽn – trẻ tự ho ra được hay nhờ tiến hành năm đẩy bụng hoặc hồi sức tim phổi – hãy gọi bác sĩ tới kiểm tra để đảm bảo trẻ thực sự ok.
Cách ngăn ngừa nghẹt thở ở trẻ em:
Để bảo vệ con bạn tránh nghẹt thở, hãy làm theo các cảnh báo sau đây
- Tham gia một khóa về sơ cấp cứu, trong đó bao gồm cả việc học về biện pháp Heimlich maneuver và CPR. Để tìm được một lớp trong khu vực sinh sống, bạn hãy liên hệ với bệnh viện địa phương hay hỏi bác sĩ nhi khoa của con mình
- Hãy đảm bảo bé ăn tại bàn hoặc ít nhất ngồi xuống khi ăn vì di chuyển xung quanh khi ăn có thể dẫn tới nghẹn
- Thái nhỏ thức ăn khi chế biến
- Quan sát cẩn thận khi trẻ ăn
- Tránh đồ chơi có những phần nhỏ,vỡ và để trang sức và vật dụng gia đình nhỏ ngoài tầm với của bé (như đồng xu, đá, nắp bút và pin nút)
- Sử dụng lõi giấy vệ sinh theo chỉ dẫn: đảm bảo đồ chơi mọc răng của trẻ và lá chắn núm vú giả đủ to để bé không nhét vừa vào trong lõi giấy đó (nếu quá nhỏ, những vật dụng này sẽ gây tắc đường thở của trẻ)
- Kiểm tra hàng tuần khu vực dưới các vật dụng đồ đạc, giữa các lớp gối xem có rơi đồng xu hay các vật dụng nhỏ khác không
- Để các mảnh bóng cao xu xa tầm nhìn của trẻ vì chúng có thể gây nghẹt cho trẻ thậm chí đến 8 tuổi
- Các loại thực phẩm sau đây rất có thể gây tắc nghẽn đường thở cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: xúc xích (trừ phi bạn thái nhỏ chúng ra), lạc và các loại hạt, khối thịt hoặc bơ (trừ phi thái nhỏ ra), nho cả quả (tách đôi hoặc chia tư ra để giảm nguy cơ hóc), kẹo cứng, kẹo dính, ngô, miếng bơ to, rau sống và các mẩu hoa quả to cứng (như táo – bạn có thể thái mỏng cho bé), kẹo cao su và nho khô
Medshop.vn dịch
Theo whattoexpect
Đánh giá