01 August, 2016 0 nhận xét Nhận xét
CPR cho trẻ: biện pháp cấp cứu nghẹt thở hay Hồi sức tim phổi ở trẻ nhỏ 1 tuổi trở lên
Cách tốt nhất để được trang bị trước cho những trường hợp khẩn cấp là tham gia khóa bồi dưỡng về hồi sức tim phổi CPR. Thực hành và ôn luyện những bước làm đẩy bụng và hồi sức tim phổi sẽ khiến bạn xử lý thuần thục hơn – đó là những gì chính xác cần làm khi đối diện trường hợp xấu
Trong thế giới hoàn mỹ, bạn không bao giờ cần cứu lấy tính mạng của trẻ. Nhưng những tai nạn và trường hợp cấp cứu vẫn có thể xảy ra, ngay cả với những vị phụ huynh cẩn thận nhất – một đứa trẻ tập đi hay sắp đi lớp có thể bị hóc thức ăn hoặc mẩu đồ chơi nhỏ hay bị dây dù mành che thậm chí dây cót ở đồ chơi thít cổ. Thật may, với việc tham gia một lớp huấn luyến CPR, bạn sẽ học được cách xử lý rất nhiều tình huống khẩn cấp. Nếu bạn tham gia lớp về CPR của trẻ sơ sinh, bạn cần tham gia ngay một lớp bồi dưỡng khác vì bé đã sang một tuổi: cả biện pháp đẩy bụng và hồi sức tim phổi (một cách giúp tim phổi hoạt động sau những tai nạn đe dọa tính mạng) đều thay đổi giữa trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trên 1 tuổi. Trong một lớp học, bạn sẽ được thực hành các kĩ thuật cứu sống như Heimlich, ép ngực và hơn thế nữa – đồng thời các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng càng thực hành nhiều sẽ càng thuần thực trong các tình huống thực sự. Để tìm kiếm lớp học tham gia, hãy thử liên hệ với các bệnh viện tim phổi hoặc các tổ chức chữ thập đỏ trên địa bàn. Bạn cũng có thể thực hành bằng cách ôn tập các bước CPR sau đây:
Các bước xem xét – giải thoát nghẹt thở ở trẻ trên 1 tuổi
Nếu bạn thấy các dấu hiệu trẻ tập đi bị hóc dị vật và không thể ho thay hít thở, thực hiện khẩn cấp các bước sau đây:
- Đầu tiên, dùng mu bàn tay vỗ nhanh 5 cái vào giữa 2 bả vai của bé
- Sau đó, làm 5 động tác đẩy bụng (hay Heimlich). Để tiến hành động tác này đối với bất kì trẻ trên 1 tuổi nào:
- Quỳ gối hoặc đứng phía sau bé và vòng cánh tay qua người bé, để bàn tay trước ngực trẻ
- Nắm một bàn tay lại – để cạnh ngón cái phía trên rốn và phía dưới xương ức
- Dùng bàn tay còn lại giữ nắm tay kia và nhanh chóng đẩy theo hướng vào và lên ở vùng bụng của trẻ tới khi vật tắc nghẽn buộc phải tuột ta (dùng ít sức hơn so với lực dùng với người lớn và trẻ lớn)
- Tiếp tục vỗ lưng và đẩy bụng tới khi nào dị vật trôi ra và bé có thể hít thở, ho hay nói chuyện
- Nếu bé mất nhận thức, hãy bắt đầu các biện pháp CPR (dưới đây)
Các bước thực hiện CPR cho trẻ trên một tuổi
- Kiểm tra xem con bạn còn phản ứng không. Gọi tên trẻ, cù chân hay nhẹ nhàng lắc vai. Nếu có phản xạ, không thực hiện CPR. Còn không, hãy bắt đầu CPR sau khi quan sát cẩn thận bên trong miệng bé để kiểm tra dị vật. Nếu bạn nhìn thấy vật đó và có thể dễ dàng lấy ra bằng ngòn tay, thực hiện ngay và tiến hành CPR. Nếu bạn không thấy vật tắc nghẽn, làm CPR luôn
- Nhờ ai đó gọi cấp cứu nếu có một người lớn khác ở đó (hoặc trẻ đã đi học)
- Đặt bé nằm ngửa ở nơi chắc chắc, bề mặt phẳng (không phải trên giường)và đứng hoặc quỳ gối dưới chân bé
- Nhẹ nhàng ngửa đầu bé ra sau. Đẩy chán ra và nâng cằm lên bằng cách để các ngón tay phía dưới xương cằm
- Kiểm tra xem bé còn thở hay không. Dành 5 giây ghé tai bạn sát miệng và mũi trẻ để cảm nhận và lắng nghe hơi thở của bé. Quan sát xem ngực bé có phập phồng lên xuống hay không
- Hà hơi 2 lần vào miệng trẻ. Nếu trẻ không thở nữa, bịt mũi bé lại và dùng miệng bạn để sát miệng trẻ rồi nhẹ nhàng thổi hơi 2 lần, mỗi lần khoảng 1 giây đồng thời quan sát xem ngực bé có phồng lên sau mỗi lần thổi ngạt hay không
- Bắt đầu ép lồng ngực. Nhanh chóng cởi bỏ quần áo khỏi ngực và đặt mu bàn tay của bạn vào vị trí giữa ngực của trẻ, giữa 2 bên vú. Nếu bé lớn hơn, bạn cần để tay còn lại chồng lên trên tay kia. Ép ngực khoảng 30 lần trong vòng 15 giây(2 nhịp mỗi giây). Đẩy thẳng xuống khoảng 1/3 – ½ độ sâu của ngực. Sau mỗi lần ép ngực hãy giải phóng áp lực trên ngực để nó trở lại trạng thái bình thường
- Lặp lại động tác ép ngực và thổi ngạt
Lặp lại chu kì 2 lần thổi ngạt và 30 nhịp ép ngực (tương đương với 1 CPR). Mỗi lần mở miệng trẻ để thổi ngạt, hãy quan sát dị vật bên trong, có thể lúc nào đấy nó đã không còn bị mắc nữa. Nếu bạn nhìn thấy dị vật, hãy loại bỏ bằng cách dùng ngón tay. Nếu bạn không nhìn thấy, tiếp tục biện pháp hồi sức tim phổi. Nếu chỉ có một mình và không nhờ ai gọi cấp cứu được, hãy làm 5 lần chu kì hồi sức trên và gọi cấp cứu
- Tiếp tục chu kì CPR tới khi nào trẻ có hơi thở và cử động được
Medshop.vn dịch
Theo whattoexpect
http://www.whattoexpect.com/toddler/childhood-injuries/cpr-for-children.aspx
Đánh giá