21 April, 2014 0 nhận xét Nhận xét
Cắn nhầm vào môi và lưỡi là những tai nạn nhỏ thường xảy ra ở thời trẻ mà không gây thương tổn gì – rất nhiều bé còn hay gặp phải mỗi tháng khoảng 1 lần. Thật nay mắn, hầu hết các thương tổn ở miệng (ngay cả những vết thương chảy máu) đều rất nhỏ và dễ dàng điều trị được. Sau đây là những gì bạn cần biết để ngăn ngừa và điều trị những tai nạn kiểu này:
Nguyên nhân xảy ra:
Nếu thương tổn ở miệng – vết đứt ở môi hay sứt lưỡi – dường như nằm trong danh sách những việc phải xảy ra của một đứa nhỏ tuổi tập đi (chỉ ít xảy ra hơn việc bị trầy xước đầu gối hay biêu đầu), đó là vì những lí do tốt. Tất cả những vết va vấp trên miêng đều có thể dẫn tới thương tổn – đặc biệt khi vật va chạm với miệng bé sắc nhọn. Nói về sắc nhọn, một chiếc răng của chính bé cũng có thể cắn nhầm vào các mô mềm trong miệng, nhất là khi bé đang nhai mà bị phân tâm hay trên đường di chuyển (vừa ngồi vừa ăn). Và đương nhiên, sẽ không thể tránh khỏi những cú trượt nhã, va vấp – đối với những trẻ mới học ngôig, bò, trườn và đi sẽ thường xuyên vấp môi hoặc lưỡi hay cả miệng trong lúc hạ người xuống.
Cách điều trị thương tổn ở miệng cho trẻ
Những chấn thương ở miệng bé thường trông có vẻ nghiêm trọng hơn thực tế. Có rất nhiều mạch máu ở khu vực đầu và cổ vì vậy chỉ một vết cắt nhỏ trên môi hay lươi cũng gây mất nhiều máu (đôi khi khiến bạn khó phát hiện chính xác nơi chảy máu). Điều này thường gây nên sợ hãi (đặc biệt nếu bạn là người yếu tim) nhưng hãy cố giữ bình tĩnh – có thể bạn chỉ phải xử lí một vết thương nhỏ. (Thêm vào đó, càng bình tĩnh, bạn càng nhanh giúp bé bình tĩnh). Sau đó hãy làm theo những bước sau đây để cầm máu, giảm đau, ngừa viêm nhiễm đồng thời bắt đầu chữa lành thương tổn:
- Cầm máu. Chảy máu bên ngoài môi hoặc lưỡi, chỉ cần ấn nhẹ vào khu vực đó bằng gạc hoặc vải sạch (trước tiên nên xả nước mát vào vết thương nếu có thể) càng lâu càng tốt (khoảng 10 phút là ok, tuy nhiên với trẻ sơ sinh và trẻ tập đi điều này là không thể). Đối với máu chảy bên trong môi (môi trên hoặc dưới), nhẹ nhàng ấn phần môi đang chảy máu vào răng (hoặc lợi) trong khoảng 10 phút (hoặc càng lâu càng tốt). Tránh kéo môi ra để kiểm tra vết thường vì sẽ gây chảy máu trở lại.
- Làm bé phân tán khi bạn tiến hành xử lí. Bạn nên mở đĩa nhạc yêu thích hoặc bất cứ việc gì bé thích thú để làm xao nhãng sự chú ý của trẻ vào vết thương. (vâng, đôi khi đây là yếu tốt bắt buộc). Bé càng ngồi lâu tĩnh lặng để điều trị thì máu càng nhanh ngừng.
- Giữ vết thương mát mẻ. Để giảm đau và giảm sưng tấy, nên chườm túi đá lạnh (hoặc rau quả đông lạnh) vào khu vực bị thương. Nếu bé đủ lớn, bạn có thể chườm bằng một que kem để xoa dịu vết thương nhỏ.
- Cho trẻ dùng giảm đau nếu cần thiết. Hầu hết các vết thương ở miệng không khiến trẻ đau lâu nhưng nếu bé vẫn khó chịu nhiều, có thể cho bé dùng hoạt chất acetaminophen hay ibuprofen (nếu bé trên 6 tháng tuổi) để giảm đau.
- Cho bé ăn uống cẩn thận. Nếu là vết thương bên ngoài, bạn có thể cho bé ăn uống tránh các thứ axit như cam và đồ nhiều muối vì chúng có thể gây xót cho bé. Còn nếu vết thương bên trong, bạn nên cho trẻ ăn thức ăn mềm hơn bình thường để tránh gây kích ứng. Kem que vẫn là một biện pháp làm dịu nhẹ vết thương. Súc miệng với nước ấm sau bữa ăn (nếu trẻ đã hình thành được kĩ năng này) sẽ giúp thức ăn không bị bám vào vế thương.
- Giữ gìn trong vài ngày. Những vết thương nhỏ trên miệng (đa số là nhỏ) thường sẽ lành lại trong 3 – 4 ngày.
Khi nào cần gọi bác sĩ.
Thường thì bạn có thể tự xử lý các vết thương ở miệng cho trẻ tại nhà. Tuy nhiên nếu gặp các trường hợp sau đây, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ:
- Máu chảy nhiều và không ngừng sau 10 phút ấn trực tiếp vào vết thương - hoặc bạn không thể giữ ấn trực tiếp vào vết thương của đứa con đang giãy giụa mà máu thì vẫn chảy đầm đìa.
- Vết đứt sâu và rộng hoặc dài trên 1 cm
- Dính mảnh vỡ hoặc bẩn trên vết thương
- Vết thương ở phía trên vòm miệng, sau họng hoặc cuống họng (thường gây ra do trẻ ngã khi đang cầm bút chì chẳng hạn), gây ra những tổn tương ở các mô phía sâu bên trong đầu hoặc cổ.
- Vết thương gây ra bởi một vật bẩn bụi hoặc có gỉ (đặc biệt nếu bạn không nhớ con đã được tiêm vacxin uốn ván mới hay chưa).
- Vết thương do bị cắn bởi động vật hoặc người.
- Bạn nghi ngờ tổn thương cả phần xương (chẳng hạn khi trẻ không thể cử động hàm hoặc xương gò má khi nuốt). Răng của trẻ có thể bị gãy hoặc mẻ (hãy cho bé khám nha sĩ).
- Bạn trông thấy dấu hiệu nhiễm trùng (vết thương bị tấy đỏ, sưng nhiều và đau hơn hoặc sốt không rõ nguyên nhân) trong vài ngày đầu bị thương.
Cách phòng ngừa tai nạn:
Dù bạn có cẩn trọng đến đâu – hay các quy định bạn thiết lập và thực thư tới đâu- cũng không thể phòng tránh mọi thương tổn ở miệng của bé. Tuy nhiên, sự việc sẽ ít xảy ra hơn nếu bạn thực hiện các điều sau đây:
- Thực hiện các biện pháp an toàn cho trẻ tại nhà nhằm tránh ngã đập và giảm. nhẹ các cú ngã không thể tránh khỏi. Đặt thảm chống trượt và bọc các cạnh bàn sắc nhọn lại.
- Để giảm việc vấp ngã ở trẻ, hãy để cho bé tập đi bám và đi chưa vững bằng chân trần hoặc tất chống trượt.
- Không để trẻ chạy hoặc đi khi cầm vật sắc nhọn.
- Không để bé đi hoặc chạy khi có đồ chơi trong miệng.
- Cho bé ngồi để ăn.
- Cắt nhỏ thức ăn cho trẻ để bế không phải có gắng ấn quá nhiều thức ăn vào miệng một lúc (và vô tình cắn nhầm vào lưỡi hoặc má). Luôn đặt bé vào ghế dành riêng trên ô tô để tránh tai nạn (ở miệng và các phần khác trên cơ thể).
Medshop.vn dịch
Theo whattoexpect
Đánh giá