22 April, 2014 0 nhận xét Nhận xét
Trẻ con thường hiếu động, chạy, nhảy và ngã thường xuyên nên chẳng có gì ngạc nhiên khi việc gãy xương là một trong những tai nạn phổ biến ở trẻ. Sau đây là một số biện pháp sơ cứu gãy xương và điều có thể trông đợi nếu trẻ sơ sinh hay trẻ tập đi bị gãy xương.
Có lẽ bạn đã từng nhìn thấy một số người có những vết sẹo do chơi thể thao trên cánh tay hoặc chân – và gãy xương ở trẻ dưới 6 tuổi là một trong những tai nạn phổ biến nhất ở trẻ, theo số liệu của Viện Nhi Khoa Mỹ. Tin tốt là: vì xương của trẻ sơ sinh và trẻ tập đi linh hoạt hơn ở người lớn nên bé thường không dễ dàng bị gãy (thay vào đó là bị cong hoặc bẻ cong). Những chấn thương nhỏ cũng sẽ nhanh chóng được chữa lành khi trẻ lớn lên nghĩa là trẻ sẽ lớn và chạy bình thường (hoặc bò hay đi men) trước khi bạn biết đến. Hãy đọc để biết những điều về gãy xương ở trẻ.
Cách trẻ sơ sinh và trẻ tập đi bị gãy xương: những đứa trẻ tò mò sẽ khám phá thế giới thú vị xung quanh bằng đôi bàn chân nhỏ bé hay không thể ngồi yên một chỗ, mà phải leo trèo, nhảy nhót trên giường. Thử đoán xem? Bé sẽ có thể bị ngã – ngã nhiều. Vì vậy chẳng có gì ngạc nhiên khi tai nạn là lý do phổ biến nhất dẫn tới gãy xương ở trẻ tuổi tập đi. Ngay cả những đứa trẻ không di chuyển vẫn có thể bị gãy xương khi bị rơi từ trên cao xuống, chẳng hạn trên bàn thay đồ hay trên giường. Nếu bị gãu xương, cố gắng đừng đổ lỗi. Bạn không thể lúc nào cũng có mặt ở khắp mọi nơi được (điều này cũng không ngăn được hành động của trẻ) và hầu hết gãy xương ở trẻ không nghiêm trọng.
Các dấu hiệu và triệu chứng trẻ bị gãy xương
Đôi khi rất khó để biết được trẻ có bị gãy xương hay không nếu không nghe thấy tiếng rắc hay vết gãy rõ ràng trên chân tay bé. Sau đây là một số dấu hiệu đáng tin để phát hiện:
- Sưng và bầm tím
- Đau dữ dội, đặc biệt tại 1 điểm
- Đau khi chạm vào
- Không thể - hoặc không sẵn sàng – di chuyển tay chân (chú ý quan trọng: trẻ vẫn có thể bị gãy xương ngay cả khi có thể di chuyển khu vực đó)
Khi nào cần gọi bác sĩ
Nếu bạn chú ý thấy bất kì dấu hiệu nào phía trên, cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức. Nếu nghi ngờ đầu, cổ hoặc lưng bé bị chấn thương hoặc khi vùng bị gãy khá trầm trọng, làm thủng da, hãy cố định bé, không di chuyển và gọi ngay 115.
Điều trị gãy xương ở trẻ.
Để giúp giữ cho tay chân bé ổn định trước khi cấp cứu tới, hãy tự chế nẹp tại nhà: bọc một chiếc khăn (hoặc vải áo) xung quanh cánh tay hoặc chân bị thương của trẻ. Sau đó đặt một vật chắc chắn (quyển báo cuộn lại hay một cái thước kẻ) gần chỗ vải cuốn, giữ mọi thứ cố định bằng băng gạc, khăn quàng cổ hoặc ca vát (không buộc quá chặt vì sẽ gây tắc nghẽn lưu thông máu).
Khi tới phòng cấp cứu, các bác sĩ sẽ co bé chụp X-quang để chân đoán loại và vị trí gãy xương. Vì xương của trẻ mềm hơn người lớn nên thường chia ra các loại gãy xương như sau:
- Gãy cành xanh xảy ra khi xương chỉ bị gãy một bên, giống như cành lá xanh trên cây.
- Gãy bánh bơ xảy ra khi xương bị cong, trẹo và yếu nhưng không hoàn toàn bị gãy.
- Gãy uốn cong là một tai nạn phổ biến, trong đó xương bị bẻ cong nhưng không gãy.
- Gãy xương sụn tiếp hợp tăng trương ảnh hưởng tới các sụn đặc biệt ở cuối các xương có tác dụng điều chỉnh tốc độ tăng trưởng. Đây được coi là chấn thương nghiêm trọng hơn – nếu không chữa lành phù hợp, sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển trong tương lai của trẻ. Vì lý do này, trẻ cần được theo dõi sát sao tới 18 tháng sau chấn thương loại này.
- Gãy xương ở trẻ tập đi là loại đặc biệt xảy ra ở ống chân và chúng thường có một mô hình xoắn ốc. Có thể sẽ rất khó để phát hiện (không có sự tách biệt nào trong xương), vì vậy nếu bác sĩ nghi ngờ, bé sẽ được điều trị.
Đối với những chấn thương nhỏ, trẻ thường được yêu cầu cố định chân bằng thạch cao hoặc sợi thủy tinh tới khi xương lành lại. Nếu nghiêm trọng hơn, các bác sĩ đầu tiên cần phải tổ chức lại vết gãy, thực hiện bằng cách gây mê cho trẻ. Rất hiếm khi gãy xương ở trẻ cần phải phẫu thuật trước khi dùng cố định chân
Cách phòng tránh gãy xương ở trẻ:
- Hãy cứ để trẻ chạy và nhảy – cả 2 hoạt động này kích thích xương phát triển và chắc khỏe hơn. Nhưng cố gắng dọn dẹp các chướng ngại vật trước đó và cảnh giác với các pha nguy hiển hoặc thiết bị leo trèo trên tầm của trẻ.
- Hãy chắc chắn con bạn nạp được nhiều can xi (trong các chế phẩm từ sữa và cũng có ở rau lá xanh) cùng với vitamin D (vitamin D giúp hấp thụ canxi vào xương). Viện Nhi Khoa Mỹ khuyến nghĩ trẻ sơ sinh và tuổi tập đi cần 500mg canxi và 400IU vitamin D mỗi ngày. Nếu con bạn đang bú mẹ, cho trẻ dùng kết hợp sữa công thức và sữa mẹ, đồng thời hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin D cho trẻ.
Enfamil D vi sol - Nhãn hiệu số 1 được các bác sĩ nhi khoe Hoa Kỳ khuyên dùng
- Dành thời gian thực hiện các biện pháp an toàn tại nhà – lắp đặt cửa ở 2 đầu cầu thang và cố định chắc chắn, an toàn các vật dụng nặng có thể leo trèo như giá sách hay tủ quần áo, vào tường để tránh đổ nhào vào người trẻ
- Không bao giờ dùng xe tập đi – thay vào đó bộ đồ chơi tập đứng đa năng có rung sẽ an toàn hơn nhiều.
- Bỏ qua quây xung quanh cũi. Nó không chỉ dẫn tới nguy cơ về an toàn cũi mà khi trẻ lớn lên, bé có thể dùng để đặt chân lên trèo (và có thể bị ngã) ra ngoài cũi.
Medshop.vn dịch
Theo whattoexpect
Đánh giá