24 April, 2014 0 nhận xét Nhận xét
Con bạn có thể sẽ không chú ý khi bị muỗi châm vòi đốt vào cái đùi mũm mĩm của bé - mặc dù cảm giác ngứa ngáy sẽ khiến bé khó chịu một thời gian sau đó. Sau đây là một số mẹo để chữa trị các vết côn trùng cắn, đốt và xóa đi cảm giác ngứa.
Không phải hầu hết các loại côn trùng biết đốt đều bị hấp dẫn bởi trẻ nhỏ (mặc dù trẻ quá đỗi ngọt ngào) nhưng bé có thể không biết sự hiện diện của bọn côn trùng vì vậy dễ dàng trở thành mục tiêu cho ong đốt, bọ cắn, đặc biệt là muỗi. Cách tốt nhất để ngăn ngừa phần lớn vết muỗi đốt là gì? Hãy cảnh giác với nơi trẻ vui chơi ngoài trời. Nhưng dù có biết nhiều chăng nữa thì việc bé bị muỗi đốt sớm muộn cũng xảy ra. Hãy hạn chế tối đa các vết xước do gãi ngứa bằng cách điều trị vết côn trùng cắn.
Điều trị muỗi đốt ở trẻ nhỏ:
- Giảm sưng tấy vết cắn. Nếu bắt gặp muỗi đốt vào bé, hãy vỗ nhẹ nhàng bằng tay rồi chườm đá lên vết đốt để ngăn vết cắn bị ngứa và sưng. Lăn khử mùi chứa aluminum chloride cũng rất hữu ích: giúp thu nhỏ vết cắn lại và bạn có thể để sẵn 1 lọ nhỏ trong túi xách.
- Xóa tan cảm giác ngứa ngáy. Thoa kem chứa calamine hoặc hydrocortisone để điều trị vết cắn nếu cần.
- Không nên để trẻ gãi. Những móng tay sắc nhọn của trẻ có thể sẽ làm trầy xước da xung quanh vết cắn và khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào. Ngoài ra, bạn có thể làm tất cả mọi thứ để ngăn cảm giác ngứa ở trẻ, đồng thời giải thích cho bé hiểu rằng nếu gãi, vết cắn sẽ càng tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, hãy cắt ngắn móng tay nhiều nhất có thể.
- Gọi bác sĩ. Nếu có bất kì dấu hiệu nhiễm trùng nào (thường xảy ra nếu bé gãi, cậy vết cắn) như tấy đỏ, sưng, hoặc mưng mủ hoặc vùng da xung quanh vết cắn cảm giác ấm hơn khi sờ vào. Muỗi có thể mang bệnh, đặc biệt là siêu vi khuẩn West Nile. 4/5 người bị nhiễm loại vi rút này bị ốm, theo trung tâm kiểm saót dịch bệnh Mỹ, nhưng bạn cần cảnh giác với các triệu chứng gồm sốt, đau đầu, buồn nôn và nôn. Nếu bé có một trong các dấu hiệu trên, cần cho đi khám sớm và nhớ kể cho bác sĩ việc bé bị muỗi cắn.
Cách phòng tránh muỗi đốt ở trẻ:
- Tránh những nơi muỗi thường làm tổ hoặc tụ tập như thùng nước, hồ nước nhỏ, thức ăn không được che đậy (đặc biệt đồ ngọt) và các khu vườn.
- Đợi sau khi bình minh mới ra ngoài và trở về nhà lúc hoàng hơn, thời điểm muỗi hoạt động tích cực nhất.
- Dùng kính chắn ở cửa ra vào và cửa sổ để ngăn muỗi và các côn trùng biết bay khác không vào nhà.
- Dọn dẹp bỏ tất cả những vũng nước đọng trong sân và xung quanh nhà: muỗi đẻ trứng ở những nơi đó.
- Dùng ít sản phẩm chống côn trùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì hầu hết chúng có chứa hóa chất DEET, đồng thời cẩn thận với nồng độ chất này trong sản phẩm bạn chọn lựa. Bạn có thể dùng với nồng độ tới 30% DEET hoặc 10% picaridin (Song không dùng cả 2 chất đó với trẻ dưới 2 tháng tuổi). Dù có dùng sản phẩm chống muỗi nào chăng nữa, hãy hạn chế chỉ dùng trên quần áo và bất kì vùng da hở nào trừ tay và mặt. Nếu bạn không chắc một sản phẩm chống muỗi nào đó có thích hợp với trẻ không, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Sản phẩm cũng giúp chống bị bọ và nhện cắn ở trẻ.
- Mặc cho bé áo dài tay và quần ống dài khi phải tới những nơi không thể tránh muỗi. Ngoài ra, không nên mặc đồ sáng màu vì chúng có thể thu hút côn trùng.
Medshop.vn dịch
Theo whattoexpect
Đánh giá