08 May, 2014 0 nhận xét Nhận xét
Chảy máu mũi ở trẻ luôn trông rất đáng đơn tuy nhiên những mẹo nhanh này sẽ có thể giúp bạn xoa dịu thần kinh và nỗi sợ của bé (cũng như làm ngừng chảy máu) trong tức thì.
Chẳng cha mẹ nào muốn nhìn thấy máu chảy ra từ bất kể bộ phận nào trên cơ thể con mình nhưng đôi khi bạn phải hoảng hốt, đặc biệt nếu thấy máu chảy ra từ mũi con. Tất cả máu chảy ra từ phần mũi giữa khuôn mặt bé đều do vỡ mạch máu. Nhưng việc chảy máu cam này xảy ra ở trẻ thường xuyên hơn việc bạn nghĩ và thực tế bé đang bước vào những năm tháng dễ bị chảy máu mũi nhất, tuổi từ 2 – 20. Vì thế đôi khi có thể bạn sẽ có một vài cơ hội áp dụng những cách dưới đây để thử nghiệm với con.
Tại sao lại xuât hiện chảy máu mũi ở trẻ tập đi: Sự kết hợp các yếu tố có thể khiến mũi của con trẻ gặp nguy cơ chảy máu cao hơn, bao gồm:
- Phẫu thuật ở mũi. Mũi trẻ chứa rất nhiều mạch máu li ti khiến máu rất dễ bị chảy ra, đặc biệt khi niêm mạc mũi bị khô hay kích ứng. Một cú va đập ở mũi (hay đầu) cũng có thể khiến lượng máu chảy ra rất nhiều.
- Bản tính tự nhiên của trẻ. Vì một đứa nhỏ đôi chân chưa vững vàngm cực kì tò mò và có xu hướng đánh giá quá cao khả năng của bản thân nên chúng thường bị vấp ngã hay tự làm đau mình (bằng đồ chơi hay sách). Một vài trẻ nhỏ cũng phát triển thói quen ngoáy mũi vô thức, gây kích ứng niêm mạc mũi – hay đưa các vật khác vào mũi, gây chảy máu.
- Thời tiết khô hoặc lạnh. Mũi trẻ chảy máu thường xảy ra vào những tháng mùa đông. Đó là bởi vì máy sưởi trong phòng có thể làm màng mũi dễ bị khô đi và hay bị kích ứng hơn.
- Thường xuyên bị lạnh. Trẻ nhỏ bị nhiễm lạnh nhiều hơn (trên 10 lần mỗi năm) và tất cả những cơn cảm lạnh đều gây kích ứng bên trong mũi trẻ.
- Các yếu tố khác: thuốc kháng histamine có thể gây khô đường mũi, và có thể gây dị ứng mãn tính.
Cách điều trị chảy máu mũi ở trẻ: giữ bình tĩnh là bước đầu tiên cần làm vì trẻ sẽ trông vào bạn. Tiếp đó:
- Để trẻ ngồi thẳng lên. Một quy tắn quan trọng: giữ cho đầu cao hơn tim.
- Sau đó đặt tay bạn vào lưng trẻ và nhẹ nhàng khuyến khích con dựa nhẹ về phía trước. Việc này giúp máu không chảy xuống họng.
- Nhẹ nhàng lau đi lượng máu chảy ra và cố gắng để máu chảy vào khăn giấy (máu chảy không quá nhiều).
- Dùng ngón cái và ngón trỏ nhẹ nhàng bóp vào phần mềm trên mũi (không phải phần xương) để lỗ múi đóng lại. Bạn cũng có thể dùng khăn giấy.
- Không để bất cứ thứ gì trong mũi như vải, khăn giấy hay gạc.
- Giữ vị trị này trong 5 phút trước khi kiểm tra lại xem máu còn chảy hay không. Nếu chưa, bóp mũi lại thêm 5 – 10 phút nữa và kiểm tra lại.
Khi nào cần gọi bác sĩ:
Gọi cho bác sĩ ngay nếu máu mũi vấn không ngừng chảy sau khi bạn bóp mũi trẻ vài lần. Bạn cũng cần thông báo cho bác sĩ biết nếu trẻ chảy máu mũi 2 lần trong tuần. Có thể bạn sẽ được tư vấn khám tai, mũi họng cho trẻ. Một cách điều trị dứt điểm chảy máu cam là đốt, tiến hành bằng đốt điện, nitrat bạc hay laze nhằm đóng lại các mạch máu mũi. Một biện pháp khác là các bác sĩ sẽ chặn đường mũi bằng gạc hoặc bóng hơi đặt áp lực vào mạch máu có vấn đề.
Cách phòng ngừa chảy máu mũi
- Bạn có thể ngừa chảy máu mũi do da khô, nứt nẻ bằng cách thoa kem làm mềm vào vùng da ngay dưới mũi và một chút vào bên trong, đặc biệt buổi tối. Bạn có thể dùng tăm bông để thực hiện.
- Cắt ngắn móng tay của trẻ đồng thời giúp trẻ bỏ thói quen chọc ngoáy mũi khi bạn trông thấy.
- Dùng nước muối xịt khi con bị lạnh hay nghẹt mũi nhằm giữ cho mũi được ẩm.
- Dùng máy tạo hơn ẩm trong phòng trẻ vào mùa đông nhằm giữ ẩm cho bé.
Phải làm gì khi có vật tắc nghẹt trong mũi
Trong khi bạn không thể biết đứa con nghịch ngợm của mình nhét gì vào mũi thì việc lấy dị vật ấy ra khỏi mũi an toàn mà không gây tổn hại gì là điều rất quan trọng.
Những viên sỏi, đậu khô hay nho khô, hay cục giấy. Đúng là thật chẳng thể đoán nổi bất cứ vật gì cũng có thể bị bé nhét vào mũi. Vậy dấu hiệu đầu tiên là gì? Bạn sẽ trông thấy có dịch hoặc máu chảy ra từ bên lỗ mũi bị ảnh hưởng – nhiều giờ sau đó hoặc thậm chí nhiều ngày sau khi trẻ có dị vật trong mũi. (Trẻ nhỏ thường sợ để chấp nhận hay chỉ đơn giản là quên mất có vật gì tồn tại ở đó). Thường thì đây không phải trường hợp khẩn cấp, song đôi lúc bạn có thể cần sự trợ giúp y tế để làm sạch lỗ mũi cho trẻ.
Tại sao dị vật lại bị tắc trong mũi trẻ
Trẻ không định nhét vật gì đó vào mũi để làm bạn bực tức. Chỉ đơn giản là chúng đang tiến hành 1 dạng thí nghiệm, có thể là thả rơi đồ chơi (hay điện thoại di động của bạn) vào toa let (để xem nó có bị trôi hay không?) để khám phá thế giới. Đôi khi, con trẻ sẽ đẩy vào trong đó một số công cụ kì là khi phát hiện ra lỗ mũi của mình là nơi cất giấu an toàn. Và thình thoảng, việc chèn các vật nhỏ vào mũi trở thành hành vi vô thức của trẻ (như bứt tóc hay ngoáy mũi). Nhiều khi, một số mẩu chất nhầy khô cứng cũng có thể bị tắc lại trong lỗ mũi bé đặc biệt nếu bé quên hỉ ra hoặc không biết cách.
Cách khắc phục khi dị vật tắc trong mũi trẻ
Hãy làm theo các bước đơn giản sau:
- Rút mẩu thức ăn, đồ chơi hay bất cứ dị vật nào tắc trong mũi bé bằng chiếc nhíp phẳng (không sắc) – nhưng chỉ thực hiện nếu bạn có thể nhìn thấy vật đó
- Nếu trẻ biết cách hỉ mũi, hãy yêu cầu bé làm cùng lúc đó, bạn ấn giữ bên lỗ mũi còn lại giúp trẻ - việc này có thể khiến dị vật bắn ra. Hắt hơi cũng có tác dụng tương tự nhưng khó để gây cơn hắt hơi.
- Dù làm gì chăng nữa, đừng cố đưa ngón tay, vải cotton hay bất cứ thứ gì vào mũi bé để lấy dị vật ra. Do việc làm này có thể đẩy dị vật vào sâu hơn thậm chí đấy xuống cổ họng và chui vào phổi.
Khi nào cần gọi cấp cứu:
- Nếu bạn không thể nhìn hay lấy dị vật ra.
- Nếu mũi trẻ không ngừng chảy dịch hoặc máu sau khi lấy dị vật ra (máu mũi chảy hơn 15 -20 phút nếu dị vật vẫn ở đó).
- Nếu bạn lo lắng không biết dị vật đã được lấy hết ra chưa (chẳng hạn lấy toàn bộ quả việt quất hay mẩu giấy).
- Nếu bạn nghi ngờ trẻ nhét cục pin nhỏ hay bất kì vật chứa hóa chất nào vào mũi. Những chất này có thể đốt cháy ống mũi và khi này bạn nên đưa bé đi cấp cứu.
Cách phòng ngừa các tai nạn kiểu này
Trước tiên cần giữ bình tĩnh vì con sẽ nhìn theo phản ứng của bạn. Sử dụng một số mẹo chăm sóc mũi cho trẻ và giải thích với con rằng, đưa bất kì vật gì vào mũi cũng không phải ý kiến hay vì chúng ta cần mũi để thở. Giữ những vật nhỏ bé tránh xa tầm tay của trẻ (nguy cơ ngẹt thở cũng có thể xảy ra cùng với tắc nghẹt mũi) và đường nhiên luôn để mắt khi trẻ ăn hay chơi bên ngoài.
Cách xử lý các tai nạn về mũi
Các tai nạn về mũi xảy ra phổ biến ở những đứa trẻ tập đi tò mò, hiếu động luôn tìm tòi xung quanh. Thật may, những sự việc này có thể xứ lý ngay tại nhà.
Đâu là điểm dễ bị tổn thương nhất trên khuôn mặt đáng yêu của bé? Đó là cái mũi. Đây là bộ phẩn nhô ra cao hơn so với các điểm khác trên mặt cho nên đó chính là điểm tiếp xúc đầu tiên nếu bé chẳng may bị va vấp, ngã hay các tai nạn khác. Đâu là cách tốt nhất để xử lý tai nạn ở mũi? Hãy giữ bình tĩnh – và sau đó điều trị vết thương ngay lập tức.
Tại sao tai nạn ở mũi xảy ra
Các tai nạn về mũi nằm ở vị trí khá cao trong bảng xếp hạng về các tai nạn hay gặp ở trẻ tập đi (chỉ sau biêu đầu và sứt môi). Đó là bởi vì trẻ di chuyển quá nhanh, chân thì chưa vững và vẫn định vị khoảng cách chưa tốt (oh- đó là một bức tường). Hơn nữa, mũi là nơi tập trung nhiều mạnh máu li ti vì thế chỉ cần một va chạm nhỏ cũng có thể khiến chảy ra một lượng máu lớn.
Cách điều trị
- Đầu tiên hãy cầm máu cho trẻ và rửa sạch vùng thương tổn với xà bông và nước để bạn có thể trông thấy những gì xảy ra.
- Nếu thấy có sưng tấy, hãy chườm túi đá vào vết sưng vì lạnh có thể hạn chế tối đa cơn đau và bọng sưng. Nhớ bọc túi đá bằng một lớp khăn để bé không bị lạnh khi trực tiếp đắp đá lên da đồng thời ấn nhẹ nhàng khu vực tổn thương ít nhất 10 phút. Nếu không thể giữ bé ngồi yên được , hãy mở đĩa nhạc yêu thích cho bé khi bạn thực hiện thao tác trên.
- Nếu bé đau nhiều, có thể cho trẻ dùng ibuprofen để giảm đau đồng thời cũng có tác dụng giảm sưng.
- Nếu trông thấy vết bầm tím, đừng vội khẳng định bé bị gãy xương. Nhiều máu chảy có thể sẽ khiến cho vết thương bị sưng lên chứ trường hợp gãy hiếm khi xảy ra. Thực tế thì rất khó để chẩn đoán chấn thương mũi tới khi giảm sưng vì vậy việc điều trị thêm thường không cần thiết ở thời điểm này. Chụp X-quang thường không cần thiết do cấu tạo vùng này chủ yếu là sụn – và hầu hết các bác sĩ sẽ không khắc phục vết gãy ở mũi ít nhất trong vòng 5 ngày vì họ muốn vết thương giảm sưng trước đã.
Khi nào cần gọi bác sĩ
- Nếu máu chảy ra trên toàn bộ đầu và không chỉ là vết sưng nhẹ thậm chí nếu bé không bị bất tỉnh.
- Nếu con vẫn phàn nàn bị đau sau khi đã giảm sưng.
- Nếu hình dạng mũi thay đổi sau khi sưng giảm.
- Nếu bé mất nhận thức, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.
Cách phòng ngừa
Các chấn thương vùng mũi ở trẻ tập đi thường do các tai nạn không thể tránh khỏi vì vậy không nên tự trách bản thân nếu vết bầm của con tồi tệ hơn. Bạn hãy cảnh giác thực hiện các biên pháp an toàn tại nhà, luôn nhắc con quy tắc “không chạy ra cửa” và đảm bảo cho con dùng tất chống trượt.
Medshop.vn dịch
Theo whattoexpect
Đánh giá