23 June, 2014 0 nhận xét Nhận xét
Cách tốt nhất để xử lý khi trẻ nghẹt thở là sử dụng những gì bạn học được tại khóa học hồi sức tim phổi. Nếu bạn ôn tập và thực hành các biện pháp đẩy bụng và hồi sức tim phổi, thì mọi việc sẽ trở nên tự nhiên khi cần đến – đó chính xác là những gì bạn muốn khi đối mặt trong trường hợp khẩn cấp.
Trong thế giới hoàn hảo, bạn không bao giờ cần phải cứu lấy mạng sống của con. Nhưng những trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra ngay cả khi bạn cảnh giác – bé có thể nuốt phải một mẩu thức ăn hay thứ gì đó nhặt được trên sàn nhà hoặc sân chơi hoặc bị quấn, mắc do dây dù mành rèm. Thật may, chỉ với một chút chuẩn bị, bạn có thể xử lý rất nhiều trường hợp khẩn cấp. Cách tốt nhất và biện pháp bảo vệ trẻ tốt nhất là tham gia một lớp học hướng dẫn các kĩ thuật cứu mạng như Heimlich và CPR cho trẻ sơ sinh (đẩy bụng và hồi sức tim phổi – một cách khiến tim và phổi hoạt động sau những tai nạn đe dọa tính mạng). Trong một lớp học, bạn sẽ học được các kĩ thuật chính xác về thổi ngạt, đẩy ngực, vỗ lưng và hơn thế nữa. Lợi ích khác của việc tham gia lớp học là gì? Bạn sẽ có kinh nghiệm thực hành các kĩ thuật cấp cứu này – và các nghiên cứu chỉ ra rằng, càng thực hành nhiều, bạn sẽ càng tự tin hơn trong tình huống thật.
Để kiếm tìm lớp hồi sức tim phổi gần chỗ bạn nhất, hãy liên hệ với các bệnh viện tim phổi hoặc hội chữ thập đỏ địa phương.
Sau sinh nhật 1 tuổi của bé, tốt nhất nên tham gia 1 lớp hồi sức tim phổi khác dành cho trẻ nhỏ, trẻ lớn tuổi hơn. Nhưng hiện tại, hãy xem lại các bước thực hiện Heimlich và CPR dành cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi – và đọc lại chúng nhiều lần sau đó để luôn biết cần phải làm gì
Các bước tiến hành Heimlich cho trẻ dưới 1 tuổi
Nếu bạn thấy các dấu hiệu trẻ bị nghẹt thở, và trẻ không thể ho hay thở, hãy bắt đầu thực hiện ngay các bước sau đây:
- Để trẻ nằm úp mặt vào cánh tay bạn sao cho đầu bé thấp hơn phần còn lại của cơ thể (ngồi hoặc quỳ gối và để tay còn lại lên lòng hoặc đùi để hỗ trợ). Đỡ đầu trẻ và cằm bằng tay bạn. Không bịt miệng hay quàng qua cổ bé
- Vỗ nhanh 5 cái vào lưng, khoảng giữa 2 xương bả vai của trẻ bằng mu bàn bàn tay
- Nếu dị vật chưa thoát ra sau 5 lần vỗ, quay người trẻ nằm ngửa trên cánh tay bạn (vẫn dùng đùi để hỗ trợ). Cởi bỏ đồ của bé (nếu bạn có thể làm nhanh), dùng tay đỡ đầu trẻ và giữ cho đầu thấp hơn phần cơ thể còn lại
- Đặt ngón trỏ và ngón đeo nhẫn ngay phía dưới đường ngang giữa 2 ti của trẻ và thực hành nhanh 5 động tác đẩy ngực bằng những ngón tay này
- Nếu dị vật vẫn không bị đẩy ra, lại tiếp tục cho bé nằm úp mặt và vỗ lưng 5 cái rồi lật trẻ lại đẩy ngực 5 cái nữa. Làm các động tác này cho tới khi các dị vật chui ra và trẻ có thể hít thở, ho hay khóc hay tới khi có sự trợ giúp
- Nếu trẻ mất nhận thức, hãy bắt đầu tiến hành CPR (phía dưới)
Các bước thực hiện CPR cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi
- Kiểm tra xem trẻ có phản ứng gì không. Gọi tên, vỗ nhẹ vào bàn chân bé. Nếu có phản ứng, không thực hiện CPR. Ngược lại, trẻ ngừng thở, khó thở hoặc da xanh tái (kiểm tra môi và ngón tay bé) – hãy tiến hành CPR sau khi cẩn thận quan sát miệng trẻ để kiểm tra dị vật. Nếu bạn nhìn thấy vật đó và có thể an toàn lấy ra bằng ngón tay thì hãy làm rồi bắt đầu tiến hành CPR. Nếu không thấy dị vật, tiến hành luôn CPR
- Nhờ ai đó gọi cấp cứu nếu có một người lớn khác ở đó (hoặc trẻ đã đi học)
- Đặt bé nằm ngửa ở nơi chắc chắc, bề mặt phẳng (không phải trên giường)và đứng hoặc quỳ gối dưới chân bé
- Nhẹ nhàng nghiêng đầu bé ra sau. Đẩy chán ra và nâng cằm lên bằng cách để các ngón tay phía dưới xương cằm
- Kiểm tra lại hơi thở của trẻ. Dành 5 giây ghé sát tai bạn gần miệng và mũi bé để cảm nhận và lắng nghe hơi thở. Nhìn xem ngực trẻ có lên xuống hay không.
- Thổi ngạt 2 hơi ngắn và nhẹ nhàng. Nếu trẻ không thở, hãy đặt miệng bạn trùm lên miệng và mũi trẻ, thổi 2 hơi, mỗi hơi khoảng 1 giây. Xem ngực bé có phồng lên khi bạn hà hơi hay không
- Ép ngực 30 lần. Nhanh chóng cởi bỏ đồ phần người trên của bé và đặt ngón trỏ, ngón đeo nhẫn ngay dưới đường ngang giữa 2 ti trẻ. (Đảm bảo không ấn xuống chỗ cuối xương ức của trẻ). Đẩy ép ngực 30 cái với các ngón tay này, làm thật nhanh – 30 lần trong 15 giây (2 lần mỗi giây). Ấn ngực trẻ thẳng xuổng khoảng 1/3 – ½ độ sâu của ngực. Sau mỗi chu kì ép ngực, giải phóng áp lực để ngực trở về vị trí ban đầu
- Lặp lại động tác ép ngực và hà hơi. Lặp lại vòng 2 lần thổi ngạt và 30 lần ép ngực (tương đương 1 chu kì CPR). Mỗi lần bạn ngừng thổi hơi, hãy mở miệng bé rộng ra và tìm kiếm dị vật vì chúng có thể bị trôi ra. Nếu có thế thấy, hãy lấy dị vật ra bằng ngón tay bạn. Còn không, tiếp tục chu kì CPR. Nếu chỉ có mình bạn và không thể nhờ ai gọi cấp cứu, bạn hãy gọi cấp cứu sau 5 lần làm CPR
- Tiếp tục chu kì CPR tới khi trẻ bắt đầu cử động và tự thở được hoặc khi có trợ giúp tới
Medshop.vn dịch
Theo whattoexpect
Đánh giá