19 June, 2018 0 nhận xét Nhận xét
Cao hơn so với nhóm người có trọng lượng cơ thể bình thường, khỏe mạnh. Bệnh rung tâm nhĩ có nghĩa, các buồng trên của tim, hoặc tâm nhĩ, rung thay vì đập để di chuyển máu hiệu quả. Từ lâu căn bệnh này được xem là có liên quan đến bệnh béo phì, dư thừa trọng lượng. Ví dụ, những người đàn ông béo phì, khả năng bị rung tâm nhĩ cao gấp 4 lần so với những người có trọng lượng bình thường. Ngược lại, phụ nữ béo phì, rủi ro bị rung nhĩ cao gấp đôi phụ nữ có trọng lượng bình thường. Ngoài ra những người thừa cân, béo phì còn làm thay đổi cấu trúc tim, làm cho tim dễ mắc AF hơn, và gia tăng bệnh cao huyết áp, thủ phạm gây bệnh tim mạch, đột quỵ.
Để có kết luận, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra dữ liệu ở 24.799 người trưởng thành tại Na Uy trong thời gian 16 năm. Theo nghiên cứu, rung tâm nhĩ thường phát triển sau tuổi 50. Khi nghiên cứu được bắt đầu, những người tham gia ở độ tuổi cuối 30, hầu hết có trọng lượng cơ thể hợp lý dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI), dực trên tỉ lệ giữa cân nặng và chiều cao. Trong thời gian nghiên cứu, 811 nam giới và 918 phụ nữ bị rung tâm nhĩ. Riêng nhóm thừa cân, tức BMI cao hơn ngưỡng cho phép, nguy cơ rung tâm nhĩ cao hơn cả. Ví dụ, so với chỉ số BMI 23 (ngưỡng tối ưu), những người có chỉ số BMI 25 (hơi béo phì) thì khả năng phát triển rung nhĩ cao hơn 14% so với nhóm có BMI ở ngưỡng tối ưu.
Ngoài ra nghiên cứu còn phát hiện thấy nam giới có chỉ số BMI 18, (mức nhẹ cân), tỉ lệ rung tâm nhĩ ít hơn 25% so với nam giới có chỉ số BMI là 23. Trong khi đó, nam giới có chỉ số BMI là 20% ít bị rung tâm nhĩ hơn nam giới với chỉ số BMI là 23. Đối với phụ nữ, mô hình cũng tương tự như nam giới nhưng mối liên quan giữa béo phì và rung nhĩ không cao bằng nam giới. Phụ nữ có chỉ số BMI 18 có khả năng bị rung tâm nhĩ 18% thấp hơn so với phụ nữ có chỉ số BMI là 23, phụ nữ có chỉ số BMI là 20 thì nguy cơ bị rung tâm nhĩ giảm 11% so với nhóm có chỉ số BMI là 23.
Nghiên cứu trên không phải là dùng để chứng minh béo phì là nguyên nhân làm tăng bệnh AF mà nó là bằng chứng mang tính tham khảo, giúp mọi người thay đổi lối sống để giảm bệnh, và giúp ngành y đưa ra phác đồ hoặc sử dụng thuốc trong việc điều trị căn bệnh rung tâm nhĩ hợp lý hơn. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of the American Heart Association, ngày 19-4- 2018.
KHẮC HÙNG
((Theo Reuters- 5/2018))
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Vì sao phải cắt tầng sinh môn khi sinh?
Đánh giá