10 July, 2017 0 nhận xét Nhận xét
Mụn nhọt là nhiễm khuẩn mủ cấp và gây hoại tử tổ chức ở nang lông do tụ cầu vàng. Biểu hiện đầu tiên của bệnh là sẩn màu đỏ xuất hiện cấp tính ở nang lông rồi sưng to dần lên và xuất hiện ngòi mủ. Tại chỗ nhọt đau nhức, nóng. Nhọt có thể nhỏ nhưng cũng có thể to lan ra xung quanh và sâu xuống dưới da. Thông thường bệnh nhân chỉ bị 1-2 nhọt nhưng có khi người bệnh bị rất nhiều nhọt. Một số vùng đặc biệt khi bị nhọt rất nguy hiểm như vùng mặt, quanh mũi miệng thường gọi là đinh râu, có thể biến chứng nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm tắc tĩnh mạch xoang hang nguy hiểm đến tính mạng. Khi bị nhọt, nếu chỉ có 1-2 nhọt thì có thể người bệnh không bị sốt. Nhưng nếu bị nhiều nhọt hoặc bị đinh râu hay hậu bối thì người bệnh kèm theo sốt, mệt mỏi... Đặc biệt nếu sốt cao, kèm theo các triệu chứng toàn thân nặng thì cần phải cảnh giác biến chứng nhiễm khuẩn huyết hay viêm tắc tĩnh mạch xoang hang. Việc điều trị bằng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ và chích rạch mủ một cách hợp lý rất quan trọng. Chỉ chích nhọt khi đã “chín”, chích non sẽ làm cho nhiễm trùng lan rộng hơn và gây nguy cơ nhiễm khuẩn máu.
BS. Vũ Lan Anh
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Cách xử trí khi tăng, hạ đường máu
Ðẩy lùi viêm đường tiết niệu khi mang thai
Trẻ bú mẹ trên 24 tháng tăng nguy cơ sâu răng
Nguy cơ hiếm muộn do bệnh lây truyền qua đường tình dục
Cách đơn giản loại bỏ căng thẳng
Làm thế nào để giúp người bị bệnh trầm cảm?
Cảm giác cô đơn khiến trẻ tuổi teen dễ gặp vấn đề về giấc ngủ
Đánh giá