20 November, 2019 0 nhận xét Nhận xét
Bởi Robert Preidt
Nếu hệ miễn dịch của người mẹ được kích hoạt, nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của đứa bé, nghiên cứu mới đây phát hiện.
Một số các yếu tố như viêm nhiễm, stress, ốm và dị ứng có thể kích thích hệ thống miễn dịch. Điều này làm giải phóng protein như là một hoạt động phản ứng lại các yếu tố gây viêm. Những nghiên cứu trước đây trên động vật chỉ ra rằng một số trong những protein này có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng nó cũng ảnh hưởng tương tự ỏ người.
Để hiểu rõ hơn, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu những phụ nữ trẻ trong quá trình mang thai, sinh con cho đến khi các bé tập đi.
Họ phát hiện ra rằng chức năng tạm thời và dài hạn của não bé có thể bị ảnh hưởng bởi hệ thống miễn dịch của người mẹ trong suốt kì tam cá nguyệt thứ 3 của thai kì.
Phát hiện này bao gồm những thay đổi ở nhịp tim thai ở những bé đang được mang thai cho thấy dấu hiệu của viêm nhiễm. Liên kết giữa nhịp tim thai và hệ thần kinh, các nhà nghiên cứu cho biết nhịp tim thay đổi chỉ răng rằng viêm nhiễm thai kì bắt đầu ảnh hưởng bé kể cả trước khi sinh.
Trong những tuần đầu tiên sau khi sinh, scan não của các bé sơ sinh cho thấy sự gián đoạn sự liên kết giữa các vùng khác nhau của não bộ ở những bé có mẹ tăng protein báo hiệu viêm nhiễm trong quá trình mang thai.
Sau đó, khi các em bé được tầm 14 tháng tuổi, các kiểm tra cho thấy sự khác biệt về kĩ năng vận động, phát triển ngôn ngữ và hành vi giữa các bé có mẹ có hệ thông miễn dịch bị tác động bởi viêm nhiễm.
Phát hiện này đã lấp đầy những chỗ trống, theo trưởng nhóm nghiên cứu Dr. Bradley Peterson trong bản tin công bố từ Children's Hospital Los Angeles. Ông là giám đốc của bệnh viện Institute for the Developing Mind.
“Mặc dù những nghiên cứu trên động vật đã đưa ra kết luận này, nghiên cứ này chỉ ra rằng dấu hiệu của viêm nhiễm ở máu của người mẹ có thể liên quan dến sự thay đổi tạm thời hoặc dài hạn lên não bộ của bé,” Peterson cho biết. “Điều này cho phép chúng ta xác định những cách để ngăn ngừa những tác động và đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh nhất cho các em bé, bắt đầu từ bào thai và cho đến sau này nữa.”
Mặc dù những nhà nghiên cứu cho rằng phát hiện của họ là rất tiến tiến, họ cũng lưu ý rằng cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu đầy đủ hơn về hệ thống miễn dịch trong quá trình mang thai có thẻ ảnh hưởng đến trẻ.
Nghiên cứu này được công bố gần đây trên tờ Journal of Neuroscience.
Theo Webmd
Medshop.vn dịch
Các bài gần đây
Giảm ham muốn, tăng cân và 4 dấu hiệu cho biết hormone của bạn đang mất cân bằng
Làm thế nào để theo dõi chu kì kinh nguyệt của bạn?
Phái mạnh cần làm gì để tinh trùng khỏe, dễ thụ thai
Những thói quen ảnh hưởng tới tinh trùng
Giáo dục giới tính: Cần thay đổi cách nhìn nhận từ trong gia đình
Mối liên hệ giữa vô sinh hiếm muôn và ung thư tuyến tiền liệt
Đánh giá