22 October, 2019 0 nhận xét Nhận xét
Nguyên nhân gây chảy máu chân răng khi đánh răng
Các chuyên gia nha khoa cho biết, “thủ phạm” chính gây nên hiện tượng chảy máu chân răng thường xuyên khi đánh răng là do các vấn đề về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, viêm quanh răng….
Khi các kẽ răng không được làm sạch, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tạo thành lớp một lớp mảng bám quanh răng, hay còn gọi là cao răng. Lớp mảng bám này sẽ tích tụ theo thời gian, bám chắc vào bề mặt răng, khiến răng có màu ố vàng, đồng thời gây ra nhiều bệnh lý răng miệng nghiêm trọng như viêm lợi, chảy máu chân răng, sâu răng, hôi miệng…
Một số nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng là do thiếu vitamin C, máu khó đông, bệnh tiểu đường, stress….
(Hình mình họa)
“Hệ lụy” của tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng
Nếu viêm lợi, viêm nướu nhẹ, hiện tượng chảy máu chân răng có thể xuất hiện một vài ngày rồi tự hết, nhưng nó có xu hướng tái đi tái lại thường xuyên. Theo thời gian, tình trạng viêm lợi diễn tiến nặng hơn, trong những đợt viêm cấp, nướu bị sưng tấy, gây đau đớn và khó chịu.
Nếu không sớm được xử trí, có thể dẫn tới nhiều bệnh lý nghiêm trọng là viêm nha chu, làm phá hủy các tổ chức quanh răng và cuối cùng là rụng răng, mất răng.
Đặc biệt nguy hiểm ở những người có bệnh tiểu đường hay tim mạch, nó có thể gây tăng đường huyết, gây biến chứng viêm nội tâm mạc, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Ở phụ nữ mang thai, bệnh viêm lợi, chảy máu chân răng làm tăng gấp đôi nguy cơ bị biến chứng thai kỳ, gây đẻ non, thai nhẹ cân.
Cách xử trí khi bị chảy máu chân răng thường xuyên
Để chấm dứt hiện tượng chảy máu chân răng, cần có các biện pháp làm sạch kẽ răng và bảo vệ lợi. Tuy nhiên những biện pháp vệ sinh răng miệng thông thường như đánh răng, sử dụng nước muối sinh lý hay các loại nước súc miệng thường, chỉ có thể giúp làm sạch bề mặt răng, chứ khó loại bỏ được các chất bẩn ở kẽ răng (nguồn gốc gây viêm lợi, chảy máu chân răng) ra ngoài. Vì vậy, cần áp dụng thêm các giải pháp làm sạch và bảo vệ lợi bằng nước súc miệng dược liệu.
Các nghiên cứu cho thấy, nhiều dược liệu trong tự nhiên như cau, lá lấu, đại bi, đinh hương, bạc hà có chứa chất tanin, có khả năng tạo tủa với protein trong khoang miệng, nhờ đó chúng dễ dàng kéo sạch các chất bẩn khó lấy ở kẽ răng và khoang miệng ra ngoài. Đồng thời giúp tạo lớp màng bảo vệ lợi, sát khuẩn, chống viêm và nhanh lành các tổn thương răng miệng.
Sử dụng nước súc miệng dược liệu có chứa các thành phần này được xem là giải pháp tối ưu giúp khắc phục hiện tượng chảy máu chân răng, viêm lợi và chặn đứng các bệnh về răng miệng.
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Da dễ dị ứng có nên đắp mặt nạ?
Ðể da không “khổ” mùa hanh khô
11 tác nhân kích hoạt bệnh vảy nến
Những chiết xuất từ hoa tốt nhất cho làn da
Chăm sóc da (và lối sinh hoạt) ảnh hưởng đến gen của bạn như thế nào?
Đánh giá