03 October, 2019 0 nhận xét Nhận xét
Bởi Jody Braverman
Tinh dầu trà được biết đến như là cứu tinh cho mọi trường hợp từ bàn chân của vận động viên cho đến ung thư. Nếu bạn đang tự hỏi liệu nó có hữu ích với mình hay không, câu trả lời là bạn không mất gì khi thử nó.
Tuy nhiên điều quan trọng là bạn cần biết rằng tinh dầu trà không được khuyến khích dùng để điều trị cho bất kì loại bệnh nào. “Tinh dầu có lợi cho cơ thể theo nhiều cách ,” theo Jessica Herzog, giám đốc y tế của Turnpaugh Health and Wellness Center tại Mechanicsburg. Tuy nhiên cô cho biết thêm, “chỉ có những loại thuốc được FDA công nhận có thể điều trị các bệnh lí.”
Master aromatherapist và nhà giáo dục Jimm Harrison nhắc lại rằng: “Đừng kì vọng tinh dầu có thể đóng vai trò như là thuốc. Chúng không phải là thuốc, chúng có những tính năng giống như một loại thuốc.”
Mặc dù không thể là biện pháp thay thế trong những trường hợp bệnh nghiêm trọng, tinh dầu trà an toàn khi dùng trực tiếp và không đắt so với những loại thuốc không kê đơn khác.
Tinh dầu trà là gì?
Tinh dầu trà, còn được gọi là melaleuca, được chiết xuất từ lá trà xanh. Thổ dân người Australia đã ép lá và thoa tinh dầu lên vết cắt và vết nhiễm trùng, và những người lính Úc trong chiến tranh thế giới I đã dùng nó như là chất khử trùng. Tinh dầu trà được tạo ra nhờ chứng cất. Những chiếc lá trà được làm nóng, khiến cho những tuyến nhỏ tiết ra dầu. Tinh dầu sau đó được chiết xuất dưới dạng tinh khiết của nó. Có thể nó sẽ ở dạng 100% nguyên chất, hoặc cũng có thể trộn lẫn với các tinh dầu khác. Đó là một thành phần quan trọng trong rất nhiều các sản phẩm tự nhiên bao gồm xà phòng, lotion, súc miệng, dầu gội và sản phẩm làm sạch.
Những lợi ích của tinh dầu trà
Thành phần hoạt tính trong tinh dầu trà là terpinen-4-ol, chiếm 43% của hợp chất hóa học trong nó. Terpinen-4-ol được biết đến với khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm và khử trùng. Điều này một phần là do terpinen-4-ol có khả năng kích thích các tế bào máu, tế bào ở hệ thống miễn dịch chịu trách nhiệm bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật và viêm nhiễm từ các chất từ bên ngoài.
Những tính năng này khiến cho tinh dầu trà thành một sản phẩm cầm tay tuyệt vời. “Dầu Melaleuca là loại ting dầu thường có mặt trong nhà tôi vì nó dùng được trong rất nhiều việc,” theo Dr. Herzog. Sau đây là những lợi ích của tinh dầu tram trà.
1. Điều trị mụn
Tinh dầu trà đang trở thành thành phần phổ biến trong các sản phảm điều trị mụn từ thiên nhiên. Khả năng kháng khuẩn và kháng viêm giúp ngăn mụn gây ra vi khuẩn và làm giảm mẩn đỏ, viêm do mụn.
Một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tờ Australasian Journal của Dermatology cho biết dùng sữa rửa mặt chứa tinh dầu trà xanh và gel chứa dùng tinh dầu trà 2 lần hàng ngày trong vòng 12 tuần sẽ làm giảm mụn ở dạng nhẹ.
Sẽ rất hữu ích khi dùng đủ lượng tinh dầu trà khi đang muốn trị mụn. Dùng quá ít sẽ ít thấy được sự cải thiện, còn quá nhiều thì sẽ làm tình trạng nặng thêm. Một nghiên cứu năm 2007 trên tờ Indian Journal of Dermatology, Venereology and Leprology cho biết gel chứa 5% tinh dầu trà sẽ mang lại kết quả tốt.
2. Làm lành vết thương
Hoạt động chống vi trùng của tinh dầu trà được công bố những năm 1920 cho biết tinh dầu này có hiệu quả gấp 11 lần so với phenol, một hóa chất độc hại được dùng rộng rãi như là chất khử trùng tại thời điểm đó.
Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu hiệu quả của tinh dầu trà trong việc chữa lành vết thương với kết quả bất ngờ, theo như tác giả của một nghiên cứu nhỏ năm 2013 công bố trên tờ Journal of Alternative and Complementary Medicine. Các nhà nghiên cứu so sánh quá trình lành vết thương của 10 tình nguyện viên tham gia dùng biện pháp thông thường hoặc dùng biện pháp thông thường cùng với trà xanh và quan sát sự giảm đáng kể về thời gian lành vết thương.
Theo Dr. Herzog, cách tốt nhất để dùng tinh dầu trà là dùng cùng với tinh dầu dẫn như là tinh dầu dừa. “Các tinh dầu thường là các hỗ hợp có mùi thơm. Chúng thường nhanh chóng phát tán, lan ra không khí mà chúng ta có thể ngửi thấy. Pha loãng trong tinh dầu dẫn hạn chế việc phát tán và giữ tinh dầu lại trên da nhiều hơn, sẽ hữu ích khi bạn muốn giải quyết vấn đề về da,” theo Dr. Herzog, cũng là một thành viên của dōTERRA Medical Advisory Board.
3. Điều trị da dầu
Sản xuất nhiều dầu trên da dẫn đến da bóng dầu và có xu hướng làm to lỗ chân lông, cũng như gây mụn. Điều này khiến cho việc thoa kem chống nắng và trang điểm trở nên khó khăn hơn. Bởi tinh dầu trà có tính năng làm se, nó có hiệu quả trong việc loại bỏ dầu thừa hỏi da do đó sản phẩm có thể được thoa lên da dễ dàng và lưu lại lâu hơn, theo một nghiên cứu năm 2016 trên tờ Journal of Dermatology Research and Therapy.
Các nhà nghiên cứu kết hợp khả năng hòa tan và thấm thấu của tinh dầu trà với tính năng bảo vệ khỏi tia UV của các hợp chất chống oxi hóa và phát triển sản phẩm giúp làm giảm sản sinh bã nhờn đồng thời cung cấp khả năng chống lại tia UV.
Bạn có thể tìm thấy nhiều loại toner và lotion có chứa tinh dầu trà trên thị trường dành cho da dầu. Bạn cũng có thể kết hợp một lượng nhỏ với chiết xuất cây phỉ để tạo ra loại toner riêng mình hoặc thêm một ít vào lotion của mình. Bởi vì tinh dầu trà có thể bị khô quá mức, cách tốt nhất là bắt đầu với một lượng rất nhỏ một lần hàng ngày để theo dõi xem da bạn phản ứng như thế nào.
4. Súc miệng dành cho người bị viêm lợi
Tinh dầu trà là một lựa chọn thay thế cho bạn để làm dịu cơn đau và chảy máu do viêm lợi. một nghiên cứu năm 2014 tại Oral & Implantology phát hiện rằng tinh dầu trà hiệu quả hơn trong việc giảm viêm và giảm chảy máu ở những người tham gia bị viêm lợi hơn là những người dùng nước súc miệng chứa chlorhexidine, một hợp chất hóa học phổ biến được dùng trong công nghiệp sản xuất nước súc miệng. Mặc dù tinh dầu trà không hiệu quả hơn trong việc làm giảm mảng bám bằng chlorhexidine, các nhà nghiên cứu kết luận rằng nó là một thay thế không độc hại trong việc điều trị viêm lợi.
Bạn có thế mua nước súc miệng chứa tinh dầu trà ở các cửa hàng, hoặc cũng có thể tự làm ở nhà bằng cách kết hợp với nước, baking soda và tinh dầu bạc hà. Không nuốt nước súc miệng chứa tinh dầu trà vì nó gây độc khi bạn nuốt phải.
Các lợi ích khác của tinh dầu trà xanh
- Có một số ít bằng chứng cho rằng tinh dầu trà có thể hữu ích cho:
- Trị gầu
- Trị rận
- Viêm da tiếp xúc
- Vết thương ở chân của vận động viên
- Sưng lạnh
- Nấm móng
- Bị côn trùng cắn
Tính năng kháng khuẩn tự nhiên của tinh dầu trà khiến nó trở thành lăn khử mùi tự nhiên và nó có hoạt tính kháng nấm và có thể là một chất bảo quản thay thế thân thiện với môi trường cho việc bảo quản trái cây và rau củ, theo 1 nghiên cứu năm 2013 trên tờ Journal of Applied Microbiology. Một số người còn cho rằng tinh dầu trà có thể chống muỗi, tuy nhiên không có bằng chứng khoa học cho điều này.
Tinh dầu trà thường được dùng trong trị liệu hương thơm, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều bằng chứng cho rằng hít hương thơm từ tinh dầu có hiệu quả trong việc hỗ trợ thư giãn. Một số người dùng hương tinh dầu trà để làm giảm tức ngực và ho cũng như trị cảm lạnh và cảm cúm. Tuy nhiên không có nghiên cứu nào được thực hiện về việc hít hương tinh dầu trà, và sẽ có nguy cơ bị dị ứng.
Các nhà nghiên cứu bắt đầu phát hiện khả năng tiềm năng của tinh dầu trà trong điều trị ung thư da. Một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên tờ Journal of Dermatologic Science phát hiện rằng khi bạn thoa lên cục u cứng bên dưới da của chuột, tinh dầu trà ngăn sự phát triển của cục u. Trong 3 ngày, các cục u đã không còn được tìm thấy. Và một bài báo năm 2017 trên tờ Cancer Therapy & Oncology cho biết tinh dầu trà có thể hiệu quả khi phụ thêm vào hóa trị liệu, tuy nhiên cần thêm nhiều nghiên cứu hơn.
Tinh dầu trà cần được dùng cần thận với trẻ em. “Khi dùng tinh dầu trà cho trẻ, nên pha loãng cẩn thận với tinh dầu dẫn, như là tinh dầu dừa và thoa 1 lượng nhỏ lên vùng da cần điều trị,” theo Dr. Herzog.
Theo livestrong
Organcis.vn dịch
Các bài gần đây
Việc rửa mặt có phải là bước quan trọng trong chăm sóc da?
5 thành phần người da nhạy cảm cần tránh xa
Hướng dẫn chăm sóc da chống lão hóa da
Bạn có thể thu nhỏ lỗ chân lông?
Đánh giá