26 August, 2019 0 nhận xét Nhận xét
Bởi Lindsay Tigar
Tìm được loại kem chống nắng phù hợp với loại da và có thành phần an toàn đáng tin cậy là vấn đề lớn nhất khi bạn lên kế hoạch đi biển hoặc đi bơi. Tuy nhiên trước khi bạn quyết định mua kem chống nắng, hãy dành một ít thời gian xem xét xem kem chống nắng thực sự có tác dụng đến như thế nào và nó hoạt động ra sao trên da. Trong khi đã biết được rằng bạn cần dùng nó hằng ngày, bạn có thể cần biết xem nó có tác dụng trong bao lâu. Hoặc liệu bạn có thể bị cháy nắng khi dùng kem chống nắng. liệu nó có gây hại nhiều hơn là lợi cho em bé nhà bạn. May mắn là, các chuyên gia da liễu đã giã mã các thắc mắc này, hãy tận hưởng nhãng ngày hè mà đừng lo về việc da bị cháy nắng nhé.
Chỉ số chống nắng SPF là gì và những con số kia có ý nghĩa gì?
SPF là viết tắt của từ “sun protection factor” và nó xác định khả năng chống lại tia UVB là tia gây ra tình trạng cháy nắng. Theo các chuyên gia và thành viên của Hội đồng tư vấn khoa học về nắng mặt trời, Dr. Diane Berson, SPF 15 bảo vệ da khỏi 93% tia UVB, SPF 30 bảo vệ da khỏi 97% UVB, SPF 50 98%. Các công ty sẽ kiểm tra chỉ số SPF bởi các công ty độc lập và tuân theo hướng dẫn của FDA.
“Trước khi FDA giới thiệu quy định dán nhãn ít năm trước đây, chỉ số chống nắng SPF gây nên nhiều băn khoăn cho người tiêu dùng,” Dr. Derson giải thích. “Một số người nghĩ rằng chỉ số SPF tương ứng với số phút mà kem chống nắng của có thể bảo vệ da khỏi nắng, phần trăm tia nắng được lọc và các suy luận sai lầm khác. Chỉ số SPF theo lí thuyết cho biết thời gian 1 người có thể đi nắng mà không bị cháy nắng. Chẳng hạn, khi dùng kem chống nắng SPF 30 sẽ cho khả năng chống nắng gấp 30 lần so với khi bạn không thoa kem. Tuy nhiên con số này chưa kể đến loại da, việc bạn có dùng khăn lau, bơi, đổ mồ hôi hoặc chỉ số tia UV trong từng ngày cụ thể.”
Hãy nhớ rằng SPF của kem chống nắng không giúp bảo vệ da khỏi tia UVA, là tia gây nên tình trạng da lão hóa. Để bảo vệ da khỏi cả tia UVA và UVB, hãy chọn loại kem chống nắng có từ “broad spectrum” (chống nắng phổ rộng) ghi trên nhãn. “Khi chọn kem chống nắng, hãy đảm bảo rằng bạn chọn loại được kiểm nghiệm khả năng chống nắng phổ rộng. Theo đó, bạn sẽ dược bảo vệ không chỉ khỏi tác động tức thì từ nắng (cháy nắng) mà còn bảo vệ da khỏi những tổn thương lâu dài mà sau này sẽ biểu hiện thành nếp nhăn, nám và tệ nhất là ung thư da,” theo Dr, Berson.
Kem chống nắng hoạt động như thế nào?
Điều này lệ thuộc vào loại kem chống nắng bạn đang dùng, theo Dr Dr. Angela Lamb. Một số sản phẩm chống nắng có thành phần hoạt tính tạo lớp màng bảo vệ da khỏi nắng, trong khi một số thành phần giúp hấp thụ tia UV thay vì ngăn chặn lại chúng. Các loại kem chống nắng khoáng vật lí có chứa kẽm oxit và titan dioxit, sẽ ngăn tia UV, trong khi các thành phần hoạt tính như octyl methoxycinnamate (OMC) and oxybenzone thường được tìm thấy trong kem chống nắng hóa học, giúp hấp thụ tia UV. Cả hai đều giúp bảo vệ da. (Tuy nhiên các thành phần hóa học trong kem chống nắng sẽ có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ (dị ứng, rối loạn nội tiết,..)
Kem chống nắng có bảo vệ da khỏi rám nắng?
Sự thật thú vị là nếu bạn cần sử dụng 1 loại tinh dầu rám nắng (cực kì nguy hiểm!), để có được là da rám nắng: Dr, Lamb cho biết bạn có thể bị rám nắng nếu dùng kem chống nắng. Chỉ có điều là mức độ rám nắng sẽ thấp hơn nhiều khi bạn không thoa kem chống nắng. Sao bạn vẫn có thể bị tàn nhang và rám nắng kể cả khi bạn thực hiện thoa lại kem? Dr. Lamb giải thích rằng sẽ không có công thức nào đảm bảo hoàn toàn bảo vệ da khỏi 100% tia UV.
Tại sao FDA giới hạn chỉ số SPF đến 50? Có vấn đề gì với các loại kem chống nắng SPF cao hơn 50?
Theo Dr. Berson, sẽ có sj khác biệt khá lớn giữa SPF 15 và SPF 30, sự khác biệt này sẽ ít hơn giữa SPF 30 và SPF 50. “SPF 50 bảo vệ da khỏi 98% tia UVB và không có thứ gì bảo vệ da khỏi 100%, không có con số thống kê nào đưa ra sự khác biệt đối với kem chống nắng chỉ số SPF trên 50. Các sản phẩm có chỉ số SPF 50 cao hơn có thể gây hiểu lầm và khiến người tiêu dùng hiểu sai về độ an toàn của nó,” cô giải thích. “Khi người tiêu dùng được quảng cáo sản phẩm với SPF 100+, họ thường hiểu điều đó có nghĩa là họ được bảo vệ khỏi 100% tia UVB, hoặc sản phẩm đó sẽ có tác dụng cả ngày. Sẽ không có sản phẩm nào có thể chống nắng hoàn toàn – và tất cả các sản phẩm chống nắng cần phải thoa lại tuân theo hướng dẫn của FDA.”
Kem chống nắng hoạt động trong bao lâu, và cần thoa lại sau bao lâu?
Mặc dù có nhiều chỉ số cho biết thời gian kem chống nắng hoạt động – từ chỉ số tia UV đến việc bạn có đổ mồ hôi hay đi bơi không – theo quy luật số 1, các chuyên gia khuyên bạn nên thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 tiếng.
“Với quy định mới của FDA, người dùng hiện nay đã hiểu hơn về yêu cầu thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 tiếng, hoặc sau 40 đến 80 phút khi đi bơi hoặc đổ mồ hôi. Những chỉ dẫn này bây giờ người dùng có thể dễ thấy trên lọ sản phẩm,” theo Dr. Berson.
Khi nào thì các em bé nên thoa kem chống nắng?
Đến bể bơi cùng với bé yêu nhà bạn và bạn băn khoăn làm sao để bảo vệ làn da mỏng manh của bé? Dr. Lamb cho biết trẻ sơ sinh không được khuyến cáo dùng kem chống nắng cho đến khi bé ít nhất sáu tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu bạn dành thời gian đi dạo trong những ngày nóng nực nhất, bà khuyên bạn nên dùng mũ, kính râm và áo quần chống nắng. khi các bé đủ tuổi để không chống cự khi bạn cố gắng thoa kem lên và gây dính bết ra cơ thể, hãy xem xét loại kem chống nắng đặc biệt ành cho trẻ nhỏ an toàn để thoa lại kem thường xuyên hơn.
Thành phần kem chống nắng nào cần tránh?
Nhiều người thường thích những loại kem chống nắng quen thuộc hơn so với những loại có thành phần tự nhiên, có một số từ trong bảng thành phần in trên nhãn sản phảm mà bạn cần kiểm tra trước khi dùng. Chúng là những gì? Theo Dr. Lamb, “parabens” và “formaldehydes” có thể sẽ gây ra vấn đề cho da nhạy cảm.
Kem chống nắng có chặn vitamin D?
Kem chống nắng không hoàn toàn chặn vitamin D tuy nhiên nó sẽ làm giảm khả năng hấp thụ vitamin D, theo Dr. Robin Evans. Nếu bạn lo lắng về việc thiếu hụt vitamin D, bà khuyên bạn nên đi kiểm tra máu để biết liệu mình có lượng vitamin D bị thấp không. Trong trường hợp đó, bà khuyên dùng thực phẩm bổ sung, hơn là phơi da dưới tia UV đầy nguy hại. “Chúng ta đều biết phơi nắng liên quan đến ung thư da, tốt hơn là hãy dùng thực phẩm bổ sung vitamin D và hạn chế phơi nắng để giảm nguy cơ ung thư da,” bà khuyên.
Kem chống nắng có hạn sử dụng không?
Cũng giống như phần lớn các mỹ phẩm khác, kem chống nắng cũng có hạn sử dụng, hãy kiểm tra lọ kem chống nắng của mình để thay lọ mới khi hết hạn. Các sản phẩm chăm sóc da sẽ bị giảm dần chất lượng sau khi mở nắp, hãy thay lọ kem chống nắng khác sau 2 năm mở nắp – kể cả khi trên lọ có ghi ngày hết hạn xa hơn- để đảm bảo bạn có sự bảo vệ tốt nhất.
Liệu kem chống nắng tự làm có hiệu quả không?
Nếu bạn đang nghĩ đến việc chế tạo ra lọ kem chống nắng cho mình cho những ngày đi biển, Dr. Lamb khuyên bạn nên suy nghĩ lại. “Tôi không tin vào khả năng bảo vệ của kem chống nắng tự làm. Nó sẽ không an toàn và không thể biết được rang bạn đang cho đúng lượng kẽm oxit chưa khi bạn tự làm nó,” bà giải thích.
Tuy nhiên, thay vì tự làm kem chống nắng, Dr. Evans cho biết bạn có thể tự bảo vệ mình khỏi nắng mặt trời bằng cách dùng trang phục chống nắng. Bà cho biết thêm rằng ăn chế độ dinh dưỡng lành mạnh giàu chất chống oxi hóa sẽ giúp chống lại nắng mặt trời.
Theo Dermstore
Organics.vn dịch.
Các bài gần đây
Da khô với da mất nước: có điều gì khác biệt?
5 cách không ngờ mà việc luyện tập ảnh hưởng tới làn da bạn
5 cách để dưỡng ẩm làn da dầu hay bị nổi mụn mà không gây mụn
Con đường đi đến hữu cơ: trò chuyện với chuyên gia về sản phẩm hữu cơ
Đánh giá