23 September, 2019 0 nhận xét Nhận xét
Điều thường thấy nhiều bậc cha mẹ thất vọng với những lời nói dối hơn là tìm hiểu điều gì phía sau lời nói dối. Nếu chúng ta gặp phải vấn đề này với con cái thì chúng ta phải nhớ rằng cách suy nghĩ của một người sẽ tiến hóa theo thời gian.
Nói dối - Trẻ em và thanh thiếu niên không suy nghĩ như người lớn
Trẻ em và thanh thiếu niên không suy nghĩ như người lớn. Một thí nghiệm được thực hiện trong môi trường đại học với trẻ em dưới 9 tuổi thể hiện rõ cách suy nghĩ của trẻ. Bối cảnh nghiên cứu sao cho có một căn phòng dài và trống, ngoại trừ một chiếc ghế đơn ở cuối phòng, bảng phi tiêu trên tường và một đường màu vàng sáng kéo dài từ bên này sang bên kia của căn phòng. Người làm thí nghiệm đưa đứa trẻ vào phòng và đưa cho anh ta một loạt phi tiêu Velcro và đưa ra yêu cầu như sau: “Luật chơi là con phải đứng sau vạch vàng. Con không được vượt qua nó. Đối với mỗi phi tiêu dính vào tấm bia, con sẽ nhận được một thanh kẹo. Phi tiêu trượt hoặc rơi xuống sàn, con sẽ không được kẹo”. Sau đó, nhà nghiên cứu nói với đứa trẻ rằng anh ấy phải rời đi trong vài phút để chạy việc vặt, nhưng đứa trẻ có thể tiến hành phóng phi tiêu.
Có một chiếc camera được giấu trong một góc phòng ghi lại những gì đang diễn ra mà đứa trẻ không biết. Nhà nghiên cứu đếm thấy gần như tất cả các phi tiêu hầu như đều dính trên tấm bia, mặc dù đường kẻ màu vàng đã được cố tình đặt ngay ngắn lại sau đó và một đứa trẻ thường thì đa phần sẽ ném trượt. Sau đó, nhà nghiên cứu hỏi đứa trẻ liệu rằng chúng có đứng sau vạch kẻ không, và thường, hơn 90% sẽ nói rằng chúng đã làm như yêu cầu. Như vậy, chúng nói dối.
Trẻ em và thanh thiếu niên không suy nghĩ như người lớn.
Giai đoạn thứ hai của thí nghiệm liên quan đến một nhóm trẻ em cùng tuổi khác. Các hướng dẫn tương tự được lặp lại cho nhóm này, với một mục được thêm vào. Nhà nghiên cứu nói với trẻ: “ Hãy xem cái ghế trống này? Nó không thực sự trống phải không. Có một công chúa vô hình trong đó. Tôi có thể nhìn thấy và nói chuyện với cô ấy, nhưng con thì không. Cô ấy thay tôi trông chừng khi tôi đi vắng và kể cho tôi về mọi chuyện đã xảy ra”. Lần này, hơn 90% trẻ em sẽ không vượt qua vạch kẻ.
Điều này không phải do một số vấn đề về cảm xúc hay thất bại của bậc cha mẹ mà thay vào đó là do sự phát triển theo lứa tuổi của trẻ. Đứa trẻ tin rằng chúng đang bị theo dõi trong giai đoạn hai của thí nghiệm do vậy chúng sẽ tuân theo luật chơi. Những đứa nhỏ thực sự không hiểu tại sao cha mẹ buồn bã vì chúng nói dối. Trong suy nghĩ của đứa trẻ, đơn giản chúng đang nói cho cha mẹ biết những gì cha mẹ muốn nghe để làm cho ba mẹ vui, và điều đó thì có gì sai?
Bây giờ hãy nhìn vào thanh thiếu niên, những người có bộ não phát triển “đại nhảy vọt” theo quy luật tự nhiên. Nếu tôi nói với chúng rằng có một công chúa vô hình trên ghế thì không ai trong số chúng sẽ tin tôi. Tuy nhiên, chúng vẫn chưa lập luận như người lớn.
Hãy xem xét trường hợp của một phụ huynh đã đưa đứa con 14 tuổi của mình đến gặp tôi và họ rất giận đứa trẻ. Tất cả điều mà con trai ông muốn làm là chơi trò chơi điện tử. Người cha cuối cùng đã tuyên bố với đứa nhỏ như sau: “Khi con đi học về, ba muốn con làm bốn công việc. Đầu tiên, con phải cắt cỏ. Sau đó, con phải hút bụi phòng khách. Rồi con đi rửa chén bát. Cuối cùng, cha muốn con mang tất cả quần áo bẩn trong phòng con bỏ vào máy giặt. Sau đó và chỉ sau đó con mới được chơi trò chơi điện tử. Người cha đã bắt con trai nhắc lại danh sách công việc như trên cho anh ta rồi người cha đi làm.
Khi người cha đi làm về, bãi cỏ không được cắt xén, việc hút bụi không được thực hiện, bát đĩa vẫn để y nguyên và quần áo bẩn thì vương vãi khắp phòng của người con. Đứa trẻ đang ngồi chơi trò chơi điện tử. Người cha hỏi con trai tại sao và đứa trẻ bình tĩnh tuyên bố: Máy cắt cỏ hết xăng.
Đối với một thanh thiếu niên, cách giải thích này có vẻ hợp lý. Người cha nói phải làm bốn điều và liệt kê chúng theo thứ tự. Vì anh ta không thể làm điều số một nên rõ ràng anh ta không thể làm các công việc còn lại. Do đó, điều duy nhất cần làm là chơi trò chơi điện tử. Đứa trẻ không chơi lén lút: ở lứa tuổi thanh thiếu niên chỉ có thể suy nghĩ ở mức độ này.
Hầu như người ta sẽ thôi không suy nghĩ như thế này khi trưởng thành. Tuy nhiên, nếu bạn đánh giá một đứa trẻ hoặc một thanh thiếu niên theo cách bạn nghĩ, có lẽ bạn sẽ đưa ra một kết luận sai lầm. Hãy suy nghĩ như trẻ em hoặc thanh thiếu niên làm và sau đó bạn có thể điều chỉnh những gì bạn nói. Hầu hết những người được cho là nói dối sẽ biến mất.
Loại bỏ sự giả dối và dạy trẻ thành thật
Có những hành động bạn có thể thực hiện với trẻ em ở mọi lứa tuổi sẽ loại bỏ sự giả dối và dạy trẻ thành thật. Giả sử bạn nghe thấy một tiếng động mạnh trong phòng nên bạn bước vào đó, bạn thấy con bạn đang đứng cạnh một chiếc bình vỡ và tay nó thì đang cầm quả bóng chày. Hầu hết các bậc cha mẹ sẽ nói điều gì đó giống như: “Chuyện gì đã xảy ra vậy con?”
Hãy xem xét các lựa chọn theo cách nhìn nhận của một đứa trẻ: đứa trẻ có thể nói cho bạn biết sự thật và sẽ bị trừng phạt, hoặc nói với bạn điều gì đó giống như con không biết gì cả và hy vọng rằng ba mẹ sẽ tin chúng. Do đó, sự lựa chọn của họ là giữa 100% khả năng bị phạt hoặc 50% cơ hội được thoát nạn.
Để thay đổi xác suất có lợi cho bạn, các chuyên gia đề nghị không bao giờ hỏi một câu hỏi mà bạn biết câu trả lời rồi. Thay vào đó, bạn có thể nói một như sau: “Con đã làm vỡ chiếc bình khi chơi trong nhà. Hình phạt của con là chà rửa hai nhà vệ sinh và lau chùi hai cửa sổ. Tuy nhiên, nếu con muốn xin lỗi và nói cho mẹ biết những gì con sẽ làm thay vào đó, bạn chỉ phải chà rửa một nhà vệ sinh và lau chùi một cửa sổ”.
Tình thế bây giờ đã đảo ngược và đứa trẻ sẽ phải nhận lỗi của chúng bằng lời nói của chúng (đứa trẻ nhận lỗi của chúng bằng lời nói sẽ khuyến khích trẻ học cách đánh giá tình huống, cảm nhận từ bên trong và nói ra lời xin lỗi mà không phải do ai ép buộc) và đứa trẻ cần nói lên sự thật để nhận một hình phạt nhẹ hơn. Bây giờ bạn đã dạy chúng nói sự thật khi chúng làm điều gì đó sai, và đứa trẻ có khả năng làm điều này một cách tự nhiên khi chúng làm sai.
Vì thế, để tránh tình trạng con nói dối, cha mẹ cần:
Tránh tuyệt đối việc nói dối. Nếu có trường hợp cần nói giảm nói tránh, cha mẹ nên nói khi không có mặt con ở đó. Tốt nhất là hạn chế tối đa mọi việc phát ngôn những thông tin không đúng sự thật.
Khi cần nói giảm nói tránh, tốt nhất cha mẹ chuyển hướng sang cách trả lời: “Tôi rất tiếc là không thể cho bạn biết thông tin”, “Xin phép bạn cho tôi giữ điều này cho riêng mình”, “Thông tin đó tôi không muốn chia sẻ”… Khi đó trẻ sẽ hiểu, nếu buộc phải nói dối, tốt nhất tuyên bố thẳng là sẽ không phát ngôn. Như vậy lời nói của chúng ta là thật chứ không hề dối chút nào.
Tuyệt đối tránh mắng con ầm ĩ, chất vấn con những câu như: "Tại sao con lại làm như thế?" Nếu con đã làm điều gì đó không ổn, cha mẹ nên nói luôn vào hậu quả và theo quy định trước để xử phạt. Cha mẹ không chất vấn con thì con sẽ tránh được việc phải bao biện cho hành động của mình và con sẽ không phải nói ra những câu nói không có thật.
Vậy nếu con đã nói dối, cha mẹ cần ngừng cuộc nói chuyện lại, uống nước và suy tính kĩ rồi hãy phản ứng. Việc chúng ta lập tức quát mắng con, chất vấn con sẽ làm con hoảng sợ và lần sau còn nói dối nhiều hơn. Khi chúng ta thật bình tĩnh, chúng ta sẽ tìm ra được cách xử sự đúng đắn nhất.
Tóm lại, cha mẹ đừng trầm trọng hóa vấn đề. Thế giới có 9 tỉ người thì có 9 tỉ người nói dối. Quan trọng là cha mẹ cần làm sao để giảm bớt tình trạng con nói dối đi, để không tạo thành tính cách xấu mà thôi.
Thúy Trinh (BV Nhi Đồng Thành Phố)
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Nhận biết và phòng tránh viêm da tiếp xúc
5 thành phần người da nhạy cảm cần tránh xa
Đánh giá