28 July, 2010 0 nhận xét Nhận xét
Chăm sóc hàng ngày
Chăm sóc răng và tã lót cho trẻ
Khi con bạn đã lớn hơn một chút, có thể bạn đã có quần áo, tã lót, và miếng lót chậu tắm cho trẻ. Tuy vậy, bạn sẽ phải làm thêm việc vì giờ đây bé đã mọc răng.
Chăm sóc răng
Hầu hết trẻ mọc răng đầu khi được 6 đến 10 tháng tuổi, mặc dù có một số phải đến tận khi được 12 tháng. Bạn có thể bắt đầu làm sạch răng cho con ngay sau khi con mọc răng. Bạn có thể dùng một chiếc khăn rửa mặt sạch nhẹ nhàng lau sạch răng cho con 2 lần/ngày. Bạn nên lau răng cho con như vậy vào sau bữa sáng, và trước khi đi ngủ. Kem đánh răng, dù là loại dành cho trẻ em, cũng không nên dùng, cho đến khi bé được 2 tuổi.
Tã lót
Khi con lớn dần lên bạn sẽ ít phải thay tã cho con hơn, tuy vậy, bạn vẫn cần thay ít nhất 6-8 lần/ngày. Hãy nhớ rằng: nhiều tã ướt là dấu hiệu tốt – nó cho biết rằng bé hấp thu đủ lượng nước cần thiết.
Ngoài ra, bạn cũng không nên ngạc nhiên khi tã lót của con trở nên có mùi hơn – thông thường, phân sẽ có mùi hơn khi bé bắt đầu ăn chất rắn.
Thay tã
Khi con đã khỏe và nhanh hơn, bé lăn và đá liên tục, làm cho việc thay tã cho bé có thể trở thành một bài kiểm tra sức chịu đựng. Điều quan trọng là nên làm càng nhanh càng tốt, và phải đảm bảo rằng con bạn được an toàn trong tất cả các lần thay tã.
Nếu bé không chịu nằm yên khi bạn thay tã cho, hãy thử đánh lạc hướng bé bằng một bài hát hay đồ chơi bé yêu thích.
Viêm da do tã lót
Để tránh bị viêm da do tã lót, nên thay tã cho con càng nhanh càng tốt sau khi con đi đại tiện (bạn có thể kiểm tra bằng cách ngửi hoặc nhìn nhanh). Phân của trẻ chứa axit và có thể “làm bỏng” da con bạn, điều này (ngoài những lí do hiển nhiên khác) khiến bạn cần thay tã cho con ngay. Bạn có thể xoa kem chống viêm da tã lót ở những chỗ cần thiết để phòng phát ban. Nếu da bé bị trầy do viêm da tã lót, không lau chùi khô mà rửa bằng nước rồi lau khô nhẹ nhàng cho bé. Bạn cũng có thể để bé ở truồng một lúc cho thoáng khí để giúp vết thương nhanh lành hơn. Nếu không, xoa thật nhiều kem chống viêm da tã lót để chống nhiễm trùng và kiểm ra vết phát ban để chắc rằng nó đang lành.
Tắm, móng tay, chân và quần áo
Khi bé gần được 6 tháng, bạn có thể tiếp tục tắm cho bé trong chậu nhỏ. Nhưng ngay khi bé đã biết ngồi, bạn có thể chuyển bé sang tắm trong bồn tắm lớn. Điều này có thể kích thích tính phiêu lưu của bé, vì thế, bạn phải đặc biệt chú ý để đảm bảo an toàn khi tắm cho con.
Bạn có thể tắm cho con mỗi buổi sáng hoặc ít hơn nếu bé được lau rửa thường xuyên hàng ngày. Nên dùng các chất tẩy rửa không chứa xà phòng (loại này sẽ không kích thích da như xà phòng) và có thể tuân thủ theo ‘quy trình tắm rửa’ như khi bé còn nhỏ:
Rửa mặt đầu tiên
Tiếp theo là thân
Cuối cùng là cơ quan sinh dục ngoài
Chú ý: Nên rửa cơ quan sinh dục ngoài của bé gái từ trước ra sau để tránh viêm đường tiết niệu.
Móng tay/chân
Để cắt móng tay/chân cho con, bạn có thể dùng loại kéo nhỏ thông thường hay bấm móng tay dùng cho trẻ em. (Bạn cũng có thể dùng giũa móng tay nhưng cần cẩn thận vì da ở đầu ngón tay con rất mềm). Nếu bạn dùng bấm móng tay, hãy cẩn thận, nhẹ nhàng ấn và giữ phần da ở đầu ngón tay tránh xa móng khi bấm. Ngoài ra, cũng nên nhớ rằng, bạn nên dừng lại ngay khi bé phản đối hay kéo tay ra xa, rồi sau đó tiếp tục hoặc khi con đã ngủ. Cho con quà hay đồ chơi yêu thích có thể giúp con đỡ sợ hơn. Có thể bạn chỉ muốn ấn nhẹ, nhưng cần cẩn thận vì bé có thể thấy sợ, làm bạn có thể không cắt được móng tay cho bé khi bé lớn lên.
Cần lưu ý với móng chân. Luôn bấm chiều ngang, không được vòng ra xung quanh vì nó có thể làm móng chân mọc vào bên trong.
Quần áo
Mặc dù con bạn đã lớn hơn một chút, bạn vẫn nên cho bé mặc đồ mang tính ‘thực tế’. Các loại quần áo như quần áo co giãn, áo phông, quần cotton đàn hồi, hay áo có cổ kéo dài qua đầu sẽ giúp việc mặc và cởi đồ cho con dễ dàng hơn. Đọc Mặc đồ cho trẻ để biết thêm chi tiết.
Khi bé lớn hơn và ngủ ít hơn, bạn có thể phải cho bé ra ngoài nhiều hơn. Vì thế, hãy luôn đảm bảo rằng bé có mũ và đồ tránh nắng phù hợp để bảo vệ con khỏi các tia cực tím có hại.
Sức khỏe
Các vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ nhỏ
Là người gần gũi với con nhất, bạn cần phải biết khi nào cần gọi bác sĩ cho con.
Các dấu hiệu cho biết con bị ốm nặng
Trẻ nhỏ có thể bị ốm nặng rất nhanh. Hãy gọi bác sĩ nếu con bạn có bất kì triệu chứng nào dưới đây. Nếu con có nhiều hơn một triệu chứng, cần đi bác sỹ ngay:
- Buồn ngủ (con bạn ít tỉnh táo hơn thường ngày)
- Ít vận động hay lờ phờ (con ít vận động và chỉ muốn nằm)
- Khó thở
- Tuần hoàn kém (trông con xanh xao hơn, thậm chí là xanh xám, có thể bị lạnh tay, chân)
- Kém ăn
- Đi tiểu ít (ít hơn 4 tã ướt trong 24 giờ)
Gọi cấp cứu ngay nếu con bạn:
- nôn ra mật xanh
- lên cơn co giật. Cần bình tĩnh. Nhẹ nhàng đặt bé nằm nghiêng, không giữ chặt bé, để tay chân bé tự nhiên theo phản xạ
- ngừng thở trong hơn 15 phút
- có bướu ở háng (chứng sa ruột)
- bị phát ban ở chân
- sốt cao (cao hơn 380C).
Các vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ rất dễ mắc nhiều bệnh như cảm lạnh và sổ mũi, tiêu chảy, táo bón, hen suyễn, và viêm tai. Một số bệnh không cần điều trị, tuy vậy, một số khác lại cần dùng thuốc bác sĩ kê đơn. Bạn có thể xin tư vấn của bác sĩ và tra trong bảng tham khảo sức khỏe A-Z để biết thêm thông tin về các bệnh thường gặp khác.
Sáu cách giúp con luôn khỏe mạnh
- Tiêm chủng đầy đủ
Tiêm chủng giúp chúng ta chống lại được vi khuẩn và vi-rút gây hại, như quai bị và uốn ván, các căn bệnh đã từng giết hại hàng nghìn người. Chủng ngừa được coi là cách bảo vệ đặc biệt cần thiết cho trẻ nhỏ.
- Bảo vệ con khỏi vi trùng gây hại
Khi con được 6 tháng tuổi, tiếp xúc gần với vi trùng gây hại có thể đồng nghĩa với đi bệnh viện nếu con bị ốm và sốt. Bạn có thể hạn chế con tiếp xúc với vi trùng gây hại bằng cách rửa tay sạch trước khi bế con, đặc biệt là sau khi bạn vừa ra ngoài mua sắm, cầm đồ ăn sống, hay thay tã cho con. Nếu xung quanh có người bị cảm lạnh hay cúm, bạn có thể nhắc nhở họ tránh xa con cho đến khi khỏe hẳn.
- Không cho con dùng thuốc không được bác sĩ chỉ định
Các loại thuốc thường dùng trong nhà có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ nhỏ. Chính vì thế, không được cho con dùng bất kì loại thuốc nào nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Một vài lại thảo dược cũng có thể rất nguy hiểm, vì thế, tốt nhất là kiểm tra với bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con.
- Giữ không khí quanh con luôn trong lành
‘Hút thuốc lá thụ động’ có thể gây nguy hiểm cho những người không hút thuốc. Vì thế, nếu trong nhà có người hút thuốc, họ có thể bảo vệ con bạn bằng cách luôn hút thuốc ở bên ngoài. Tránh sử dụng các loại hóa chất trong gia đình, như thuốc diệt côn trùng hay các sản phẩm tẩy rửa, khi con trong phòng.
- Bảo vệ tai cho con
Tai của trẻ nhỏ còn rất mỏng, vì thế, cần tránh cho bé tiếp xúc với những âm thanh có âm lượng to. Bị trẻ lớn hơn hét vào tai, nghe chó sủa, hay nhạc quá to đều có thể gây hại cho tai của con.
- Phòng ngừa sâu răng cho trẻ nhỏ
Cách tốt nhất chăm sóc răng mới mọc của trẻ nhỏ là quan sát bé ăn và uống. Khi bé bắt đầu ăn dặm và uống đồ uống ngoài sữa mẹ, cần tránh cho bé uống nước ép trái cây và kẹo, vì chúng có thể gây sâu răng. Khi cho con uống nước, hãy dùng nước máy đun sôi để nguội– chất florua trong nước máy giúp hình thành men răng (thậm chí ở răng vĩnh viễn của trẻ phát triển sau này). Đây là một việc nên làm giúp tránh được việc phải đưa con đi chữa trị nha khoa rất tốn kém về sau.
Theo raisingchildren.net.au
MedShop.vn dịch
Đánh giá