11 September, 2010 0 nhận xét Nhận xét
Trẻ sơ sinh cần ngủ rất nhiều, song các bé cũng cần được cho ăn vào những thời gian nhất định. Chỉ khi nào các bé có thể ngủ trong 6 đến 8 tiếng mà không cần cho ăn thì chúng mới bắt đầu “ngủ xuyên đêm”.
Trong những tuần tuổi đầu tiên, trẻ em thường ngủ 16-18 tiếng mỗi ngày. Mỗi lần trẻ sơ sinh ngủ thường kéo dài từ 2-4 tiếng, rồi tỉnh dậy để ăn, chơi ngắn, và ngủ lại. Trong những ngày đầu tiên này, bé có thể ngủ liên tục mà không cần chơi (trừ phi bé bị đau bụng). Bé cũng có thể ngủ trong địu, xe đẩy, xe trẻ em hoặc trong xe đẩy có mui bằng mây đan trong lúc bạn gấp quần áo.
Vấn đề nảy sinh khi bạn muốn con mình ngủ như thế nào lúc bé chuyển sang giai đoạn 3 tháng tuổi hoặc hơn thế.
Bé ngủ ở đâu?
Nhiều bà mẹ muốn ngủ cùng con mình và sẵn sàng làm việc này trong thời gian dài. Số khác lại muốn con mình ngủ trong cũi riêng từ ngày đầu tiên. Và có rất nhiều mức độ khác nhau giữa hai kiểu này.
Ngủ cùng cha mẹ
Nhiều chuyên gia nhất trí rằng có rất nhiều lợi ích khi bé ngủ chung giường với cha mẹ mình (cosleeping). Một mặt, nó giúp việc cho con bú trong những tuần đầu dễ dàng hơn. Mặt khác, nó lại mang lại những nguy hại như chật chội, khó thở. Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ, bé sẽ ngửi thấy sữa mẹ gần kề mình, và thức dậy đòi ăn nhiều hơn. Điều này có nghĩa là cứ ba giờ một lần bé lại đòi ăn. Ngoài ra, càng ngủ với bạn lâu hơn sẽ khiến càng khó thuyết phục bé ra ngủ riêng sau này.
Ngủ trong cũi
Cho con ngủ riêng trong cũi của bé, kể cả ngay từ ngày đầu tiên, là hoàn toàn tốt. Trên thực tế, đây là thời gian bắt đầu dễ dàng nhất. Miễn là bé được bú đủ sữa và được quan tâm để ý khi thức giấc, bé có thể ngủ ngon lành trong cũi riêng. Bé rất cần bạn trong nhiều trường hợp, song, thật may mắn là, ngủ không thuộc số này. Đây là việc mà bé có thể tự làm cho mình một cách đáng tự hào.
Cho bé đi ngủ
Dù bé ngủ cùng cha mẹ hay ngủ riêng trong cũi, điều quan trọng là làm thế nào để đặt bé xuống giường trước khi bé ngủ vào mọi lúc, kể cả ban ngày lẫn ban đêm, để bé có thể tự đi vào giấc ngủ một mình. Bằng cách này, bé sẽ học cách tự ngủ mà không phụ thuộc vào cha mẹ, dù là ngủ ngắn ban ngày hay ngủ ban đêm, hay bất cứ lúc nào trong nhịp điệu của giấc ngủ thông thường. Bạn sẽ nhận ra rằng khi bé khoảng 3 tháng tuổi, bé sẽ bị lơ mơ tỉnh giấc nhưng thường yên lặng trong đêm. Tận đến khi 3-4 tháng tuổi, bé vẫn cần bạn cho ăn và thay bỉm ít nhất là 4 tiếng 1 lần. Không cần thiết phải đu đưa để cho con ngủ.
Dỗ dành, an ủi
Có rất nhiều cách dỗ bé nín khóc lúc đi ngủ mà không làm bé phụ thuộc vào quá trình đó bao gồm cha mẹ phải đi lại, đu đưa, chạy quanh, hay lắc lư. Điều quan trọng là bạn làm điều mà bạn cảm thấy phù hợp cho cả mình và con, cho mỗi trường hợp cụ thể. Bọc bé cũng giúp bé dễ ngủ vì nó sẽ giảm giật mình, điều thường làm bé tỉnh giấc. Nó cũng làm bé thấy an toàn (như là khi ở nơi ấm cúng, lờ mờ và được bao bọc khi bé chưa ra đời). Trong nhiều trường hợp, hiện tượng khóc khó dỗ có thể là do bé bị đau bụng hoặc quá kích thích – nhiều khi bé muốn bị ít tác động đi.
Cửa sổ cơ hội
Bạn có thể thực hiện lịch trình ngủ này bất kỳ lúc nào từ ngày đầu tiên cho đến tuần thứ 3 (khi trẻ sơ sinh còn non, chúng sẽ dễ ngủ hơn). Chẳng hạn như, nếu bạn thường xuyên đặt con vào cũi riêng khi ngủ, bé sẽ thích ngủ trong cũi hơn tất cả những chỗ khác.
Nếu bạn biết cách đoán được khi nào con mình mệt mỏi, bạn có thể biết lúc cần thay bỉm trước khi bé bị tràn bỉm. Việc này giúp biết được các dấu hiệu buồn ngủ của con và sẽ thực hiện được lịch trình “ăn, chơi, ngủ” tốt hơn.
Kế hoạch và thói quen ngủ
Hầu hết những người mới làm cha làm mẹ mơ ước được quay trở lại lịch trình ngủ như xưa. Nhưng cũng giống như bạn muốn con mình ngủ nhiều hơn vào ban đêm, bé mù tịt về chuyện bạn không thể dễ dàng tự ngủ khi bé ngủ ngắn ban ngày, để mà bạn có thể thoải mái khi bé thức giấc.
Trong những tháng đầu tiên, trẻ sơ sinh thức giấc hai hoặc ba lần để được cho ăn trong đêm là điều bình thường.
Các khoảng cho ăn ban đêm dành cho trẻ sơ sinh
Tuổi Giờ giữa các lần cho ăn
1-8 tuần: 2-4 giờ
8-10 tuần: 4-6 giờ
10-12 tuần: 6-8 giờ
Khi 10-12 tuần tuổi, nhiều bé có thể ngủ từ 10, 11 giờ đêm cho đến tận 5, 6 giờ sáng nếu bé được cho ăn đủ sữa trong ngày; tuy vậy, tất cả trẻ nhỏ đều khác nhau và nhiều bé lại thích bố mẹ phải đoán được khi nào bé sẽ bắt đầu “ngủ hết đêm”.
Những đồ dùng gắn liền với giấc ngủ
Những thói quen ngủ tốt hầu hết là về sự liên hợp, bao gồm giờ giấc đi ngủ, môi trường cho giấc ngủ, và hai đồng hồ sinh học. Cần hiểu được các cơ chế tự nhiên này hoạt động như thế nào khi bạn cố gắng thiết lập được các thói quen ngủ tốt hoặc là thay đổi những thói quen hiện tại.
“Đồng hồ dạ dày” giúp nhắc nhở chúng ta lúc nào thì thấy đói, và nhịp ngày đêm nhắc chúng ta khi nào thì buồn ngủ và khi nào cần thức giấc. Những thứ này hầu hết đều được thiết lập bằng những lần chúng ta làm hôm qua và ngày trước đó. Cha mẹ có thể giúp điều chỉnh cả hai đồng hồ này càng nhiều càng tốt để phù hợp với cả gia đình.
Trình tự giấc ngủ
Các hoạt động trước khi đi ngủ với sự có mặt của một hoặc cả hai bố mẹ có thể đẩy mạnh sự liên hợp với giấc ngủ, miễn là chúng dễ chịu (đặc biệt là với trẻ bị đau bụng). Những hoạt động có thể bao gồm tắm nhẹ cùng với yêu mến, hôn, ôm, mặc đồ ngủ thoải mái, cho ăn, ánh sáng nhẹ, nhạc nhẹ hay thậm chí mát-xa nhẹ nhàng.
Không gian ngủ
Điều tốt nhất là giữ cho không gian ngủ của bé đơn giản và phù hợp (và không phụ thuộc vào sự có mặt của bạn). Điều này bao gồm sự thân quen về cảm giác và mùi vị của cũi bé, âm thanh của chiếc quạt, sự bao bọc ấm cúng, bóng tối (thật may mắn là, trẻ sơ sinh chưa biết sợ bóng tối!). Dần dần, bé sẽ bắt đầu liên kết những thứ này với giấc ngủ - “Ah, mình đang ở trong chiếc cũi thật thoải mái. Đây đúng là giờ đi ngủ rồi.”
Lời khuyên cho giấc ngủ
Bạn có thể giúp bé kết hợp bóng tối với giấc ngủ bằng việc hạn chế hoạt động, tiếng ồn, ánh sáng khi bạn cho con ăn hoặc thay bỉm cho con trong đêm. Cho bé bú sữa để ngủ trên giường không phải là phương án hay. Các nguy hại của việc bú sữa để ngủ bao gồm khả năng bị ngưng thở hoặc nghẹt chất lỏng (nếu bé ngủ lúc đang bú), và khả năng bé hình thành mối liên kết (giữa ngậm bình và giấc ngủ) và sẽ thấy khó ngủ nếu không ngậm cái bình nào. Khi bé lớn hơn và mọc răng, nó sẽ gây nên hiện tượng sâu răng nếu sữa giữ ở miệng bé lúc đang ngủ.
Theo Raisingchildren.net.au
Medshop.vn dịch
Đánh giá