Em cũng cho bé ăn uống nhiều rau và thử mọi cách như uống men tiêu hóa, uống nhuận tràng,... nhưng không hiệu quả. Xin hỏi bác sĩ nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng này?
nganamdinh@yhoo.com
Táo bón là vấn đề thường gặp ở trẻ em, thống kê cho thấy có ít nhất 30% trẻ bị táo bón cần được quan tâm.
Phần lớn táo bón ở trẻ em là táo bón chức năng (90-95%). Các yếu tố góp phần dẫn đến táo bón chức năng rất đa dạng, bao gồm hành vi nín giữ phân, chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động...
Xu hướng tự nhiên của trẻ: một số trẻ nhu động ruột chậm, gây táo bón; Hành vi nín nhịn giữ phân: trẻ mải chơi, nhịn đi cầu làm cho phân to, cứng hơn, dẫn đến đau sau khi đi tiêu, trẻ lại càng tránh đi cầu, lần sau đi lại càng đau hơn; Do môi trường toilet mới (trẻ mới đi học); Chế độ ăn: một số trẻ có xu hướng dễ táo bón, nếu ăn ít chất xơ sẽ dễ bị táo bón hơn. Tuy nhiên, ở đa số trẻ, chất xơ không phải là nguyên nhân chính gây táo bón.
Ngoài ra, một số trẻ mắc các bệnh lý như: bệnh Hischsprung, suy giáp, xơ nang, một số bệnh thần kinh, tác dụng phụ của một số thuốc điều trị bênh ở trẻ...
Nếu chị đã áp dụng tất cả các chế độ ăn uống, hoạt động thể dục mà tình trạng bé không thuyên giảm thì cho trẻ đi khám bác sĩ để có chẩn đoán và điều trị hợp lý, tr ánh các biến chứng có thể xảy ra cũng như tránh hiện tượng lạm dụng thuốc nhuận tràng.
BS. Lê Bằng
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Cảnh báo các triệu chứng thiếu sắt
Những thói quen xấu làm giảm phong độ quý ông
Ham muốn tình dục của bạn thay đổi như thế nào qua từng độ tuổi?
Đánh giá