Theo các nhà khoa học, các yếu tố bên ngoài có thể gây ra những thay đổi trong hoạt động của gen thông qua cơ chế "biểu sinh". Điều này có nghĩa là các gen riêng lẻ được sửa đổi bằng phương pháp "methyl hóa". Sự methyl hóa gia tăng trong một đoạn DNA khiến bộ máy tế bào khó đọc phần cụ thể đó hơn. Kết quả là, sự biểu hiện của các gen bị methyl hóa thường bị suy giảm.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã đo nồng độ BPF trong nước tiểu của phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu, sau đó theo dõi con của họ sau khi sinh. Quá trình methyl hóa DNA được đo ở trẻ em lúc 7 tuổi, và khảo sát khả năng nhận thức của chúng. Do thai nhi tiếp xúc với máu của mẹ qua nhau thai nên cũng tiếp xúc với các chất trong cơ thể mẹ.
Mẹ tiếp xúc nhiều với hóa chất nhựa ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh ở con.
Các phân tích đã chứng minh rằng ở những bào thai tiếp xúc với mức BPF cao hơn, quá trình methyl hóa tăng lên ở một phần cụ thể của gen GRIN2B, gen này có vai trò quan trọng đối với thần kinh. Hơn nữa, sự methyl hóa cao hơn có liên quan đến chỉ số IQ thấp hơn ở trẻ em.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy tính nhạy cảm của những đứa trẻ này với BPF có sự khác biệt về giới tính. Cụ thể, mối liên hệ biểu sinh giữa BPF và nhận thức chỉ được quan sát thấy ở các bé trai.
Trong nghiên cứu trước đây của nhóm, họ đã thấy rằng 25% trẻ 7 tuổi, trong tuần thứ 10 của thai kỳ, tiếp xúc với mức bisphenol F cao nhất của mẹ, đã giảm 2 điểm về chỉ số thông minh toàn diện so với 25% trẻ em tiếp xúc với mức độ thấp nhất. Đây là một sự khác biệt nhỏ không dễ thấy ở một đứa trẻ nhưng mặt khác, lại trở nên rõ ràng trên bình diện dân số.
Phát hiện này của các nhà nghiên cứu là cơ sở để giải thích tại sao việc tiếp xúc với hóa chất này trong giai đoạn bào thai có thể liên quan đến chỉ số IQ thấp hơn khi trẻ 7 tuổi.
Phùng Dần
(Newsmedical tháng 5/2021)
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Làm thế nào để tiết kiệm tiền nhưng vẫn có sức khỏe tinh thần tốt?
Tìm lại khoái cảm sau sinh em bé
Đánh giá