25 June, 2021 0 nhận xét Nhận xét
Bé từ chối món mới
Đó là chuyện thường tình: “Trẻ em luôn có xu hướng từ chối món mới,” theo Elizabeth Ward, tác giả của cuốn The Complete Idiot's Guide to Feeding Your Baby and Toddler. Để giúp bé nhà bạn chấp nhận món mới, hãy bắt đầu với mọt lượng nhỏ. Và đồng thời cố gắng chế biến món mới trông tương tự với món cũ mà bé yêu thích. Nếu bé thích cà rốt nghiễn nhuyễn, bạn có thể thử sang khoai tây nghiền nhuyễn.
Những em bé bừa bộn: Cho sàn nhà ăn cơm
Ngũ cốc rơi vãi trên sàn nhà hoặc những hạt đậu trên tóc bé? Xin chúc mừng, em bé nhà bạn đang thể hiện những dấu hiệu của việc tự lập. Khoảng tầm 9 tháng, nhiều em bé bắt đầu muốn kiểm soát thời gian ăn và địa điểm bé đặt thức ăn. Mặc dù thật khó khăn cho bạn khi nhìn lại mớ lộn xộn, hãy can đảm lên, đây là bước quan trọng để bé nhà bạn học, phát triển và tự dựa vào mình.
Bé nhè, ói, nôn thức ăn ra ngoài
Bé nhè thức ăn ra ngoài là chuyện bình thường, đặc biệt là với bé sơ sinh. Hệ thống tiêu hóa của các bé vẫn đang phát triển. Bé có thể cũng bị trớ, tức là thức ăn trong dạ dày bị trào ra ngoài thực quản. Để giúp kiểm soát vấn đề này, hãy cố cho bé ăn chậm hơn và ít hơn, nới lỏng bỉm của bé và đặt chúng nằm thẳng sau khi cho ăn. Nôn trớ phần lớn sẽ được giải quyết mà không cần điều trị trước 12-14 tháng tuổi.
Bé từ chối thức ăn
Bạn mang đến một miếng nhỏ thức ăn nhưng bé lắc đầu, đập mạnh vào thìa và giữ chặt miệng. Những em bé thỉnh thoảng sẽ từ chối thức ăn do nhiều nguyên nhân: chúng bị mệt, ốm, bị phân tâm hoặc đơn giản là đang no. Đừng ép ăn với bé, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang quá lo lắng.
Vậy còn bé kén ăn thì sao?
Kén ăn thường kéo dài hàng tuần, thậm chí là tháng, tuy nhiên thường hiếm khi kéo dài quá lâu. Bé nhà bạn có thể trở nên kén ăn do nhiều lí do, theo Ward. Khi bé đang cảm thấy khó chịu, như mọc răng, thì những thức ăn quen thuộc sẽ khiến bé thỏi mái hơn. Hoặc đơn giản là bé nhà bạn chưa sẵn sàng để thử món mới. Không nên cung cấp cho bé những đồ ăn nhanh không lành mạnh nếu bé chỉ muốn chúng. Hãy cho bé ăn thực phẩm tốt cho sức khỏe, và khi bé đói thì cuối cùng sẽ ăn chúng.
Dị ứng và kháng thức ăn
Có tới 8% trẻ bị dị ứng thực phẩm. Những triệu chứng như là mẩn ngứa, tiêu chảy, nôn mửa hoặc đau dạ dày có thể xuất hiện ngay lập tức. Mặc dù trẻ có thể dị ứng với bất kì loại thực phẩm nào, sữa, trứng, hạt, đậu nành, bột mỳ và động vật có vỏ thường là những thực phẩm gây ra vấn đề này. Kháng thức ăn thường phổ biến hơn dị ứng và có thể gây ra ợ hơi, sưng và đau bụng. Nếu bạn nghi ngờ bé bị dị ứng, hãy trao đổi với bác sĩ để tìm ra loại thức ăn an toàn cho bé.
Cơn đau bụng và sự thèm ăn của trẻ
Có đến 2 trên 5 trẻ em phải dối mặt với cơn đau bụng, bé khóc hàng giờ trong 1 lần. Cơn đau bụng có thể bắt đầu với trẻ từ 3 tuần tuổi và thường biến mất trước tháng thứ 3. Mặc dù đau bụng không ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của trẻ hay khả năng bú, một bé bị đau bụng cần thời gian để bình tĩnh trước khi bé ăn. Và có khả năng bé sẽ nhè thức ăn ra ngoài. Tuy nhiên hãy gọi bác sĩ nếu bé nôn mửa, tiêu chảy, sốt, giảm cân, có máu hoặc dịch nhầy trong phân. Đây không phải là triệu chứng của đau bụng thông thường.
Tiêu chảy và táo bón
Tiêu chảy có thể nhanh chóng dẫn đến mất nước. Những dấu hiệu bao gồm khô miệng, giảm lượng nước tiểu, không có nước mắt khi khóc, giảm cân, ngủ lịm đi, hay mắt bị lõm. Với những triệu chứng này bạn cần gọi ngay bác sĩ.
Những em bé hiếm khi bị táo bón. Và nếu chúng bị thì rất khó để biết vì tần suất đại tiện của bé thường không giống nhau. Chẳng hạn, những em bé chỉ bú sữa mẹ chỉ có đi đại tiện ra phân cứng 1 lần trong ngày. Những dấu hiệu của táo bón bao gồm phân cứng và thường sẽ lớn và gây đau, có máu ở xung quanh phân. Trước khi dùng những biện pháp tại nhà, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
Thức ăn đóng lọ và đau dạ dày
Liệu thức ăn đóng hộp có gây ra vấn đề về tiêu hóa cho bé? Câu trả lời là có thể nếu bạn cho bé ăn trực tiếp từ hộp và bảo quản phần còn lại cho bữa sau. Làm như vậy sẽ truyền vi khuẩn từ miệng của bé vào lọ thức ăn mà bạn để dành cho lần sau. Khi bé ăn phần thừa còn lại sẽ có thể khiến dạ dày không ổn như nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng khác.
Những bé lớn hơn và thức ăn nhanh
Đôi khi bố mẹ là nguồn gốc của những vấn đề ăn uống đối với trẻ. “Có một cám dỗ lớn khi bạn đưa cho các bé một số thức ăn mà bạn đang ăn,” theo Ward. Tuy nhiên dó không bao giờ là một ý tưởng hay nếu bạn đang dùng thức ăn nhanh. Nếu bạn cho bé ăn những đồ ngọt, nhiều muối, giàu chất béo ngay từ đầu sẽ khiến cho việc ngăn bé ăn những thức ăn không lành mạnh khi bé tập đi trở nên rất khó khăn.
Những thực phẩm cần tránh cho bé ăn
Hệ thống ruột chưa phát triển ở bé không thể hấp thu những thức ăn của người lớn. Chẳng hạn, mật ong có thể khiến cho bé gặp chứng ngộ độc. Luôn tránh xa những thực phẩm có thể gây ra rủi ro hóc như ngô, xúc xích, trái cây và rau, nho khô hoặc thịt hay phô mai béo.
Khi nào thì bạn cần hỏi bác sĩ nhi khoa?
Bởi vì có nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề ăn uống ở trẻ, nếu bạn đang lo lắng hãy trao đổi với bác sĩ. Nếu bé bị sụt cân, nôn khan hay ói mửa khi ăn một loại thức ăn nhất định, nếu bạn nghi ngờ bé bị tiêu chảy, mất nước, táo bón, hoặc bé bị trớ.
Theo Webmd
Medshop.vn dịch
Các bài gần đây
Vì sao bị “gãy kiếm” khi chiến đấu?
Lợi ích của ánh nắng mặt trời với sức khỏe
Ngứa vùng kín khi mang thai, tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp?
Cải thiện vòng ba chảy xệ do làm việc online trong mùa COVID
Đánh giá