05 September, 2019 0 nhận xét Nhận xét
Những thay đổi về hoóc- môn trong thời kỳ mang thai có trách nhiệm đối với hầu hết những thay đổi này. Trong khi phần lớn những thay đổi này thường là tạm thời, đôi khi chúng có thể báo hiệu những nguy cơ sức khỏe.
Nếu bạn đang mang thai và gặp những thay đổi về thị lực hoặc liên quan đến mắt, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa và bác sĩ nhãn khoa của bạn. Dưới đây là năm biến đổi liên quan tới con mắt và tầm nhìn có thể xảy ra trong thai kỳ.
Thai nghén và việc dùng kính áp tròng (lens)
Nhiều phụ nữ mang thai cho biết họ không thể đeo kính áp tròng, ngay cả khi họ đã dùng chúng trong nhiều năm trước đó. Trong khi mang thai, có những thay đổi tinh tế xảy ra với giác mạc của bạn. Những chiếc kính áp tròng trước đây dùng cảm thấy rất thoải mái đột nhiên có thể đem đến một cảm giác khác do sự thay đổi độ cong giác mạc. Ngoài ra, khi mang kính áp tròng, phụ nữ mang thai có thể bị phù nề giác mạc. Phù nề giác mạc là hậu quả gây ra do các giác mạc bị kích thích bởi kính áp tròng.
Vì thế, dù bạn là người yêu thích kính áp tròng thế nào đi nữa, để bảo vệ con mắt và khả năng nhìn của mình, các bác sĩ khuyên khi mang thai, bạn phải chọn một cặp kính bình thường trong suốt thai kỳ của bạn.
Thai nghén có thể ảnh hưởng đến mắt.
Nhìn mờ khi mang thai
Tình trạng phù nề đôi khi xảy ra trong quá trình mang thai có thể dẫn đến thay đổi trong mắt bạn và theo đó là độ kính thuốc của bạn. Bạn có thể cảm thấy độ cận thị nặng hơn và trong một tầm nhìn nhất định có thể bị mờ. Đối với hầu hết phụ nữ mang thai, những thay đổi thị lực là nhẹ nhàng, không đến mức phải thay đổi đơn thuốc hoặc kính mới, vì đây thường là một sự thay đổi tạm thời.
Mang thai và khô mắt
Do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, đôi mắt của bạn có thể cảm thấy khô rát. Chất lượng hay số lượng nước mắt của bạn có thể thay đổi đáng kể trong khi bạn đang mang thai. Khô mắt đôi khi có thể khiến bạn cảm thấy giống như một mảnh cát trong mắt mình. Điều này dẫn tới cảm giác ngứa mắt, nóng rát, hoặc thậm chí đột nhiên chảy nước mắt giàn dụa.
Bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng nước mắt nhân tạo nhiều lần trong ngày để làm giảm bớt sự khó chịu do khô mắt. Hãy hỏi bác sĩ nhãn khoa của bạn về phương pháp điều trị khác nếu nước mắt nhân tạo không giải quyết các triệu chứng khó chịu nó trên.
Mang thai và bệnh võng mạc tiểu đường
Nếu bạn bị tiểu đường và mang thai, bạn rất dễ gặp phải tình trạng phát triển hoặc xấu đi của bệnh võng mạc tiểu đường. Bệnh võng mạc tiểu đường là một biến chứng của bệnh tiểu đường. Lúc đầu, bệnh võng mạc tiểu đường có thể không gây ra triệu chứng hoặc chỉ có vấn đề tầm nhìn nhẹ. Tuy nhiên cuối cùng, bệnh võng mạc tiểu đường có thể dẫn đến mù loà. Phụ nữ mắc tiểu đường mang thai có thể tiến triển xuất huyết hoặc rò rỉ chất lỏng ở võng mạc, có thể gây mờ mắt, và trong một số trường hợp, mất thị lực đáng kể và thậm chí mù lòa. Các triệu chứng bệnh võng mạc tiểu đường khi tiến triển có thể bao gồm: Điểm nổi hoặc dây tối trong tầm nhìn (floaters), mờ mắt, tầm nhìn dao động, khu vực tầm nhìn có điểm tối hoặc trống rỗng, tầm nhìn đêm kém, tầm nhìn khiếm màu sắc, mất tầm nhìn… Bệnh võng mạc tiểu đường thường ảnh hưởng tới cả hai mắt. Vì thế, phụ nữ có bất kỳ triệu chứng của bệnh tiểu đường nên kiểm tra mắt hơn một lần trong khi mang thai, đặc biệt nếu lượng đường trong máu không ổn định.
Mang thai và tình trạng “ruồi bay”
Phụ nữ mang thai thường phàn nàn đôi khi họ nhìn thấy những điểm đen bay trong tầm nhìn, thường hay gọi là thấy “ruồi bay” trong mắt. Những “vật thể lạ” này có thể là những hạt nho nhỏ, hoặc là những sợi tơ mảnh bay bay như mạng nhện. Thực tế những điểm đen này xuất hiện và có thể biến mất mà không cần thông báo với bạn. Tuy nhiên, điểm đen có thể là những điểm mù (scotomata ) bất thường trong tầm nhìn. Không giống như các điểm nổi di chuyển trong tầm nhìn (có thể thấy cho dù có thai hay không). Đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật hoặc sản giật, một biến chứng tăng huyết áp trong khi mang thai có thể gây nguy hiểm.
Mặc dù điều này có thể dẫn đến các triệu chứng thị giác khác thường, trong hầu hết các trường hợp những tổn thương mắt gây hạn chế tầm nhìn này có thể trở lại bình thường.
Nguyễn Thị Thu Hà
(theo Verywell)
Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
U nang buồng trứng có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản?
12 nguyên nhân làm mất ham muốn phòng the
Nhận biết thiếu hụt nội tiết tố nữ
Đánh giá