03 September, 2019 0 nhận xét Nhận xét
Cùng với thời gian, tuổi tác cao dần, cơ thể bắt đầu lão hóa dần, các cơ quan trong cơ thể bắt đầu suy giảm các chức năng. Sau tuổi 35, buồng trứng bắt đầu giảm tiết estrogen. Lượng estrogen của cơ thể ngày càng hao hụt khi tuổi càng cao. Một lý do khiến thiếu hụt estrogen là xuất phát từ các yếu tố bệnh lý như: trải qua các cuộc phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, điều trị tia xạ buồng trứng... dẫn tới suy giảm estrogen nghiêm trọng. Tình trạng thiếu hụt estrogen cũng thường gặp ở phụ nữ mang thai và cho con bú, tiền mãn kinh, mãn kinh.
Khi nồng độ estrogen bị suy giảm gây ra các triệu chứng khác nhau trên cơ thể phụ nữ như:
Ảnh hưởng tới tâm thần kinh: Tim đập nhanh, lo lắng hồi hộp, hay quên, giảm độ tập trung, tính tình dễ cáu gắt, giận dỗi. Dấu hiệu rối loạn tiền đình như chóng mặt, nhức đầu do rối loạn thăng bằng, có cảm giác như say tàu xe...
Về ngoại hình: Giảm tổ chức mỡ dưới da, da trở nên khô. Do không còn giữ được sự đàn hồi, không đủ độ trơn mịn nên da bắt đầu xuất hiện các nếp nhăn và chảy sệ. Bên cạnh đó, vết nám, sạm da, đồi mồi, tàn nhang xuất hiện ngày càng nhiều. Cũng do mất lớp mỡ dưới da và mô đệm nên vòng 1 của chị em không còn săn chắc, mỡ tập trung nhiều vùng bụng, đùi, vì vậy, cơ thể dễ bị sồ sề và tăng cân. Các tuyến mồ hôi, tuyến bã giảm chức năng nên tóc khô giòn, giảm độ bóng, bị xơ và dễ gãy.
Thay đổi ở cơ quan sinh sản và tình dục: Cơ quan sinh sản như buồng trứng, tử cung, âm đạo teo nhỏ dần. Giảm khả năng tiết dịch nhờn âm đạo, âm đạo khô, dễ viêm nhiễm, có cảm giác đau và khô rát khi quan hệ, khó đạt khoái cảm, ham muốn tình dục cũng giảm.
Thay đổi về kinh nguyệt: Kinh mau, kinh thưa, thiểu kinh, vòng kinh ngắn dần, lượng kinh ít dần rồi ngừng hẳn.
Các cơn bốc hỏa: Là hiện tượng nóng bừng ở phần trên của cơ thể, lan lên cổ, lên mặt, làm người nóng bừng, mặt đỏ bừng, đổ mồ hôi đêm, người lúc nóng, lúc lạnh, mất ngủ, tiểu đêm. Độ lặp lại và mức độ nặng nhẹ phụ thuộc vào sự thiếu hụt estrogen và cơ địa mỗi người.
Ngoài ra, sự thiếu hụt estrogen còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, tăng nguy cơ huyết khối; bị loãng xương, xốp xương, các triệu chứng của thoái hóa xương khớp phát triển; gia tăng viêm nhiễm đường tiết niệu, dễ són tiểu...
Khi gặp các triệu chứng trên, chị em nên đi khám bác sĩ để được tư vấn khắc phục tình trạng thiết hụt nội tiết, tránh các ảnh hưởng sức khỏe.
Fertilaid for women cân bằng nội tiết tố nữ.
BS. Tâm Anh
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
8 điều kỳ lạ xảy ra với cơ thể khi bạn mang thai
7 loại vitamin giúp bạn trông trẻ trung hơn
Dấu hiệu mất cân bằng nội tiết
Bổ sung canxi chung với sắt - “sai lầm kinh điển” mẹ bầu nên tránh!
Đánh giá