06 July, 2012 0 nhận xét Nhận xét
Các cặp vợ chồng mong muốn có em bé đều biết rằng sẽ khó có được giấc ngủ ngon sau khi có bầu nhưng ai đoán rằng việc ngủ đủ khi mang bầu là điều khó khăn?
Thực ra, bạn có thể ngủ nhiều hơn bình thường trong 3 tháng đầu tiên của thai kì. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi vì cơ thể bạn đang hoạt động để bảo vệ và nuôi dưỡng đứa con bé bỏng trong bụng. Nhau thai (cơ quan truyền dinh dưỡng cho thai nhi tới khi đứa bé chào đời) được hình thành và khi đó cơ thể bạn tạo ra nhiều máu hơn, tim sẽ bơm máu nhanh hơn.
Đa số phụ nữ sau khi mang bầu thường cảm thấy khó để ngủ đủ, sâu giấc và liền mạch.
Tại sao phụ nữ mang bầu lại khó ngủ?
Nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất khiến phụ nữ gặp vấn đề về ngủ trong thời kì mang thai chính là việc tăng dần kích cỡ tử cung làm cho bạn khó lựa chọn được tư thế ngủ thoải mái. Nếu bạn có thói quen ngủ ngửa trên lưng hay úp bụng, bạn sẽ không quen với ngủ nằm nghiêng (tư thế ngủ được các bác sỹ khuyên nên lựa chọn). Thêm vào đó, việc thay đổi tư thế ngủ cũng khó khăn hơn khi thai nhi ngày càng phát triển và tăng kích thước.
Các triệu chứng thể chất phổ biến khác có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của bà bầu bao gồm:
- Thường xuyên đi tiểu: khi mang bầu, thận phải làm việc tích cực hơn để lọc lượng máu lớn (nhiều hơn 30% - 50% so với trước khi mang thai) di chuyển khắp cơ thể và quá trình lọc này tạo ra nhiều nước tiểu hơn. Hơn nữa, khi thai nhi phát triển và tử cung lớn hơn sẽ gây chèn ép bang quang làm bà bầu đi tiểu nhiều hơn. Số lần đi tiểu ban đêm sẽ nhiều hơn nếu đứa con trong bụng bạn thường hoạt động lúc khuya.
- Tăng nhịp tim: nhịp tim của bạn sẽ tăng lên trong khi mang bầu để bơm được nhiều máu và càng nhiều máu cung cấp cho tử cung thì tim của bạn càng phải hoạt động tích cực hơn để cung cấp đủ lượng máu cho những phần còn lại của cơ thể
- Hơi thở ngắn: đầu tiên, hơi thở của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi việc tăng lượng hóc môn bầu, sẽ khiến bạn thở sâu hơn. Điều này sẽ làm cho bạn cảm thấy như phải mệt nhọc hơn để hít thở. Sau đó, bạn có thể sẽ cảm thấy khó thở hơn vì thai nhi chiếm thêm diện tích, gây áp lực cho cơ hoành (cơ nằm ngay dưới phổi)
- Chuột rút ở chân và đau lưng: bạn có thể bị đau lưng và đau chân, nguyên nhân 1 phần là do tăng khối lượng cơ thể khi mang bầu. Trong khi mang bầu, cơ thể cũng tạo ra 1 loại hóc môn tên là relaxin hỗ trợ cho sự chào đời của bé. Một trong những tác dụng của relaxin là làm giãn dây chằng, khiến cho các bà bầu kém vững vàng và dễ bị thương, đặc biệt là vùng lưng
- Chứng ợ nóng và táo bón: rất nhiều phụ nữ bị chứng ợ nóng, tức là hiện tượng thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Trong suốt thời kì mang thai, toàn bộ hệ thống tiêu hóa làm việc chậm lại và thời gian thức ăn lưu giữ trong dạ dày và ruột lâu hơn, gây ra hiện tượng ợ nóng hoặc táo bón. Những hiện tượng này có thể càng nghiêm trọng hơn khi tử cung phát triển, tạo áp lực lên dạ dày và đường ruột
Ngoài ra, các vấn đề về ngủ gặp phải trong thời kì mang thai còn do một số nguyên nhân khác nữa. Rất nhiều bà bầu than phiền rằng họ mơ ngủ ngày càng rõ ràng và thậm chí gặp phải cả ác mộng.
Stress cũng có thể gây cản trở tới giấc ngủ. Có thể bạn đang lo lắng về sức khỏe của đứa con trong bụng, bối rối về khả năng làm cha mẹ của mình hoặc lo sợ về việc sinh con. Tất cả những cảm giác trên là rất bình thường nhưng chúng lại khiến bạn (và chồng bạn) mất ngủ.
Tìm tư thế ngủ thuận lợi
Khi mới mang bầu, bạn nên tập thói quen nằm ngủ nghiêng. Nằm nghiêng co gối ngang người là tư thế thoải mái nhất khi bạn mang bầu. Hơn thế nữa, tư thế này giúp cho tim làm việc dễ dàng hơn vì nó giúp giảm áp lực lên nhiều mạch máu do trọng lượng của thai nhi (các tĩnh mạch chủ dưới da) sẽ giúp máu từ chân và bàn chân trở về tim.
Một số bác sĩ đặc biệt khuyến cáo phụ nữ mang thai nên nằm nghiêng bên trái. Lí do là vì gan nằm bên phải, nằm bên trái sẽ giúp cho thai nhi không chèn ép lên cơ quan có kích thước lớn này. Ngủ nghiêng bên trái còn giúp tăng cường lưu thông máu và cho phép dòng máu tốt nhất truyền tới tử cung, thai nhi và thận. Nói chung, bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ , nằm nghiêng 1 bên để giúp giảm áp lực cho lưng.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng lo lắng quá nếu bạn xoay người nằm ngửa lưng trong đêm. Thay đổi tư thế ngủ là điều tự nhiên và bạn không thể kiểm soát được. Hầu như, trong 3 tháng cuối thai kì, cơ thể bạn không chuyển sang ngủ ngửa lưng vì không thoải mái.
Nếu bạn nằm ngửa lưng, trọng lượng thai nhi sẽ tạo áp lực lên các tĩnh mạch dưới da, gây khó chịu và có thể làm bạn tỉnh ngủ. Hãy xem các bác sĩ khuyến cáo như thế nào về việc này; các bác sỹ khuyên bạn nên dùng 1 chiếc gối để dựa người sang 1 bên.
Hãy thử dùng gối để khám phá 1 tư thế ngủ thoải mái. Một vài phụ nữ nhận thấy thoải mái khi để gối dưới bụng hoặc giữa 2 chân. Hoặc cũng có thể đặt 1 chiếc gối ôm hoặc chăn cuộn nhỏ phía dưới lưng cũng có thể giúp bạn giảm áp lực của thai nhi. Thực tế là, bạn sẽ bắt gặp nhiều loại “gối cho bà bầu” tại các cửa hàng. Nếu bạn định mua 1 chiếc, nên tham khảo ý kiến bác sỹ xem loại nào sẽ thích hợp với bạn.
Các mẹo để có giấc ngủ ngon lành
Mặc dù bạn có thể cảm thấy chán nản vì không có được giấc ngủ ngon, thì hãy nhớ không nên thử các phương pháp hỗ trợ giấc ngủ như liệu pháp thảo dược, vốn được khuyến cáo không nên dùng cho bà bầu. Thay vào đó, bạn nên thử các cách sau để cải thiện giâc ngủ 1 cách an toàn:
- Cắt giảm việc dùng thức uống chứa cafein như soda, cà phê và trà. Hạn chế, chỉ dùng cà phê vào buổi sáng và đầu giờ chiều
- Tránh uống nhiều nước hoặc ăn no vài giờ trước khi đi ngủ. (Nhưng đảm bảo bạn ăn đủ dinh dưỡng và uống đủ nước cả ngày). Một số phụ nữ cảm thấy tốt hơn khi ăn nhiều vào bữa sáng, bữa trưa và ăn ít vào bữa tối. Nếu bạn ốm nghén, hãy thử ăn 1 chút kẹo giòn trước khi đi ngủ
- Tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ
- Tránh tập thể dục nhiều trước khi đi ngủ. Thay vào đó, hãy làm gì đó để thư giãn, như là tắm nước nóng khoảng 15 phút hoặc uống thứ gì đó ấm ấm, không chứa cafein ví dụ như 1 cốc sữa nóng với mật ong hoặc 1 cốc trà thảo dược
- Nếu chuột rút ở chân làm bạn tỉnh giấc, bạn có thể ấn bàn chân vào tường hoặc đứng trên 1 chân. Bạn cũng cần đảm bảo nạp đủ canxi trong bữa ăn để giảm hiện tượng chuột rút
- Tham gia l lớp tập yoga hoặc học các kĩ thuật thư giãn khác sẽ giúp bạn bớt căng thẳng, mệt mỏi sau 1 ngày dài (nhớ là phải tham khảo ý kiến bác sỹ khi tham gia bất kì 1 hoạt động mới hoặc bài tập nào)
- Nếu sợ hãi và lo lắng làm bạn tỉnh giấc, hãy cân nhắc tham gia 1 lớp tập huấn kiến thức làm cha mẹ. có thêm nhiều kiến thức và làm quen với các bà bầu khác có thể sẽ giúp bạn bớt cảm giác sợ hãi làm bạn tỉnh giấc lúc đêm khuya
Khi bạn không thể ngủ
Tất nhiên là chắc chắn có những lúc bạn không thể ngủ. thay vì cứ trở mình lo lắng vì bạn không buồn ngủ và đếm thời gian chờ tới khi chuông đồng hồ báo thức, hãy ngồi dậy và làm gì đó: đọc sách, nghe nhạc, xem tivi, đọc thư hoặc email hay làm gì đó mà bạn thích. Cuối cùng, bạn sẽ thấy mệt mỏi và muốn đi ngủ.
Và khi nào có thể, hãy chợp mắt chừng 30 – 60 phút để ngủ bù. Sẽ không mất nhiều thời gian trước khi thai nhi hình thành thói quen ngủ, vì vậy bạn cũng sẽ quen với việc ngủ bột phát.
Medshop.Vn dịch
Theo Kidshealth
Đánh giá