27 July, 2018 0 nhận xét Nhận xét
Những tình trạng hậu sản sau sinh thường gặp
Sự suy sụp tinh thần, tâm trạng bất thường
Đây là một chứng hậu sản hầu như mẹ nào cũng trải qua với nhiều mức độ khác nhau. Sau sinh nếu bạn thấy lo lắng, cáu kỉnh, buồn bã kéo dài liên tục, luôn hoang mang, sợ hãi... thì hãy quan tâm đến bản thân mình nhiều hơn. Mẹ lúc này nên dành thời gian nghỉ ngơi, tâm sự với mọi người xung quanh và nếu kéo dài thì cần đi khám. Chứng trầm cảm không chữa trị sớm, sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.
Trầm cảm, căng thẳng sau sinh... mẹ không thể chủ quan.(ảnh minh họa)
Sốt và nhiễm khuẩn hậu sản
4 - 6 tuần sau sinh, lúc cơ thể phụ nữ còn yếu, có những thay đổi sau quá trình vất vả mang thai, nếu không kiêng cữ cẩn thận, sốt và nhiễm khuẩn hậu sản có thể xảy ra. Đây là một trong những nguyên nhân gây tai biến sản khoa. Nhiễm khuẩn hậu sản là trường hợp nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục như nhiễm khuẩn tâng sinh môn, âm hộ, âm đạo; sau đó, ngược dòng đi lên gây nhiễm khuẩn tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm phúc mạc khu trú… Nhiễm khuẩn có thể do các tổn thương ở cơ quan sinh dục trong quá trình sinh hoặc lây nhiễm từ dụng cụ không an toàn khi sinh mổ…
Tình trạng ban đầu, sản phụ có thể chỉ bị sốt nhẹ, đau, sưng mủ chỗ viêm, sản dịch hôi, ăn uống kém... nhưng sau đó nếu nặng, sản phụ có thể bị sốt cao, hạ huyết áp, choáng váng... không xử trí kịp, bệnh có thể tiến triển, làm cho tình trạng toàn thân xấu đi, dẫn đến nhiễm trùng máu.
1-2 tuần sau sinh, sản phụ nên đi khám để chắc chắn đã hồi phục sức khỏe, phát hiện những biến chứng nếu có. Trường hợp thấy tử cung đau dữ dội, sản dịch có màu đỏ, ra nhiều, kéo dài, cần đi gặp bác sĩ để có xử trí kịp thời.
Nhiễm khuẩn hậu sản rất nguy hiểm, mẹ cần phát hiện kịp thời và xử trí đúng cách.(ảnh minh họa)
Băng huyết
Sản dịch thường ra trong khoảng 1 tháng đầu sau khi mẹ sinh em bé. Lúc đầu, sản dịch như máu, giống như kỳ kinh, máu màu đỏ den, kèm cục; sau đó ra máu tươi hơn, chuyển thành hồng, và vàng ở tuần kế tiếp. Tuy nhiên, nếu thấy máu tươi ra nhiều, không thuyên giảm, kèm đau bụng, sốt, thì nên đến bệnh viện thăm khám, đó là dấu hiệu có thể cho thấy bạn bị băng huyết, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Sản giật sau khi sinh
Đây là biến chứng nguy hiểm với thai phụ, thường xảy ra trong những ngày đầu sau sinh. Đau đầu, co giật, buồn nôn, ù tai, phù nề… là những biểu hiện của sản giật sau sinh. Khi thấy các triệu chứng trên cần đi khám sớm tránh để lâu gây những hậu quả nghiêm trọng.
Phòng tránh hậu sản sau sinh điều mẹ cần biết
Chăm sóc tinh thần ổn định
Đây không phải chỉ là việc của mẹ sau sinh mà còn là trách nhiệm, sự quan tâm của người thân trong gia đình, đặc biệt là người chồng. Cần thấu hiểu, chia sẻ những lo lắng, băn khoăn với vợ, chăm con và giúp đỡ việc nhà để vợ có thời gian nghỉ ngơi. Bản thân người mẹ sau sinh cần ăn uống, ngủ đủ giấc, nên gặp gỡ, tâm sự với bạn bè để giải tỏa tâm lý, tích cực lạc quan hơn
Chăm sóc sức khỏe mẹ cẩn thận
-Chăm sóc sức khỏe mẹ sau sinh cẩn thận: Thời gian đầu sau sinh, nên chú ý theo dõi sức khỏe, sản dịch của mẹ, huyết áp, số lần đi tiểu, thể chất tinh thần... phát hiện sớm những bất thường nếu có.
Thời gian đầu sau sinh, nên chú ý theo dõi sức khỏe của mẹ thật cẩn thận.
- Chế độ dinh dưỡng cần chú ý bổ sung thực phẩm đúng cách để giúp cho cơ thể mẹ nhanh chóng phục hồi. Không nên kiêng khem quá mức, chỉ cần hạn chế gia vị cay nóng, đồ tái sống, thực phẩm chứa chất kích thích...
- Không nên kiêng tắm sau sinh, tuy nhiên nên tắm nhanh, nơi kín gió, không ngâm mình trong bồn mà tắm dội hoặc tắm bằng vòi hoa sen.
- Nên kiêng quan hệ vợ chồng trong khoảng 6 - 8 tuần sau sinh. Quan hệ trở lại khi cơ thể mẹ đã hồi phục, tâm lý đã sẵn sàng.
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Giải quyết trục trặc kinh nguyệt tuổi dậy thì
Phát hiện sớm ung thư dương vật
Bất ngờ phát hiện u buồng trứng ở bé 3 tuổi
Bổ sung vitamin D có giảm nguy cơ hen suyễn?
Đánh giá