Một kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ đều đặn xảy ra sau khoảng 21-35 ngày và kéo dài 3-7 ngày tùy thuộc vào thể trạng và các điều kiện nội tiết tố của mỗi người. Thế nhưng, có những tháng “dâu rớt” đến 2 lần, có khi lại vài ba tháng mới rớt một lần, thậm chí là cả nửa năm hoặc hơn. Tình trạng này được coi là chứng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Tưởng là bình thường nhưng đây cũng là vấn đề khiến chị em phải “lo sốt vó”.
Rối loạn kinh nguyệt – Khi nào thì đáng lo?
Câu trả lời là bất cứ khi nào bạn có những dấu hiệu khác với bình thường thì đều đáng lo.
Bởi kinh nguyệt của mỗi người thường có chu kỳ, số lượng và đặc điểm nhất định. Sự rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở mỗi giai đoạn của phụ nữ như: Dậy thì, mãn kinh, mang thai, sinh con và cho con bú do rối loạn nội tiết. Tuy nhiên có những rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh nguy hiểm nên chị em tuyệt đối không nên chủ quan.
(Ảnh minh họa)
Quá nhiều hay quá ít đều là bất thường
Khi vòng kinh của bạn kéo dài trên 35 ngày hay ngắn hơn 22 ngày hoặc thậm chí không có kinh từ 6 tháng trở lên thì đều là những dấu hiệu bất thường mà chúng ta nên nghĩ đến đầu tiên là rối loạn kinh nguyệt.
Chị em thường hay tâm sự với nhau rằng, Đợt này công việc khiến mình bị stress quá, dẫn đến kinh nguyệt cũng thất thường, tháng có, tháng không, tháng sớm, tháng muộn, không còn đều như trước nữa. Nhưng chắc qua đợt này sẽ lại ổn thôi.
Hay Đợt vừa rồi mình có lỡ uống thuốc tránh thai nên chắc bị ảnh hưởng phần nào. Tháng sau chắc sẽ bình thường ngay.
Một số khác thì mặc định đó là do gen, vì thế hệ đi trước như các bà, các mẹ, các chị cũng vậy nên mình như vậy cũng là bình thường, không có gì đáng lo.
Có thể thấy phần lớn chị em đều khá chủ quan với vấn đề này. Tuy nhiên, thực tế thì đâu phải ai cũng biết rằng, bên cạnh những nguyên nhân khách quan như thay đổi môi trường, thói quen… thì rối loạn kinh nguyệt còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm khác như mang thai ngoài tử cung, dọa sảy thai, u xơ cổ tử cung, buồng trứng đa nang, u tuyến yên, bệnh lý tuyến giáp, tiểu đường, viêm nhiễm đường sinh dục…
Chị N.M.P khi được hỏi về vấn đề này đã chia sẻ rằng chị rất hối hận vì đã quá chủ quan khi bị rối loạn kinh nguyệt: “Từ khi dậy thì kinh nguyệt của mình đã thất thường rồi, mình cũng lo lắng sau này sẽ ảnh hưởng đến việc sinh con nhưng mẹ với các bác mình bảo đều không phải lo đâu vì ngày trước họ cũng thế. Cứ bình chân như vại cho đến khi mình lấy chồng năm 29 tuổi, sau gần 3 năm mình vẫn chưa thể có em bé, đi khám mới biết mình bị buồng trứng đa nang, phải can thiệp nhiều biện pháp may ra mới có thể có em bé và phải rất giữ gìn vì mình cũng nhiều tuổi rồi”.
Chị D.T.M thì chia sẻ từ lúc bị rối loạn kinh nguyệt lúc nào chị cũng thấy khó chịu trong người, hay cáu gắt, mệt mỏi và không còn mặn mà gì trong chuyện sinh hoạt vợ chồng nữa.
Đó chỉ là số ít trong rất nhiều ảnh hưởng thường thấy của rối loạn kinh nguyệt đến đời sống của các chị em. Do vậy nếu thấy bất cứ dấu hiệu gì bất thường thì chị em hãy chủ động theo dõi và đi khám càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, cần thiết không kém là xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lý, tập thể dục thường xuyên, giữ tâm lý luôn thoải mái, tuyệt đối không lạm dụng thuốc tránh thai, các chất kích thích và kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ cải thiện rối loạn kinh nguyệt.
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Sức khỏe sinh sản có liên quan đến bệnh tim sau này của phụ nữ
Đánh giá