16 February, 2022 0 nhận xét Nhận xét
Học cách chăm sóc cơ thể tốt hơn để giảm thiểu các triệu chứng và lên kế hoạch khối lượng công việc một cách khéo léo xung quanh chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Nhiều người sợ hãi khi đến kỳ kinh nguyệt vì nhiều lý do. Với một số người, kỳ kinh nguyệt đồng nghĩa với đau bụng dữ dội hoặc mệt mỏi kéo dài.
Một số người khác lại gặp phải tình trạng căng thẳng, khó kiểm soát tâm trạng, mất ngủ, chuột rút, thay đổi ham muốn tình dục,...
Tất cả những dấu hiệu này đều ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của bạn gái mỗi khi đến kỳ "đèn đỏ".
Chăm sóc bản thân đúng cách có thể giảm thiểu sự khó chịu về thể chất và giúp cải thiện tâm trạng - khiến kỳ kinh trở nên dễ dàng và dễ chịu hơn rất nhiều.
Một số gợi ý sau đây có thể giúp khoảng thời gian "tới kỳ" của bạn thoải mái hơn và giảm bớt những ảnh hưởng của nó tới cuộc sống hàng ngày của bạn.
1. Chế độ ăn uống tốt
Nên tăng cường chất đạm và thức ăn có nhiều canxi giúp ích cho quá trình đông máu. Protein có tác dụng ổn định lượng đường trong máu từ đó hạn chế được tình trạng tụt huyết áp và chứng thèm đường trong chu kỳ. Canxi có tác dụng làm giãn cơ, làm giảm các triệu chứng đau bụng kinh và đau vùng thắt lưng khi đến kỳ.
Đảm bảo rằng bạn nhận được nhiều vitamin C và B6. Bạn sẽ tìm thấy những chất này trong thịt gà, cá, gà tây, các loại hạt, chuối, khoai tây, trứng, trái cây họ cam quýt và nước ép nam việt quất. Cố gắng ăn nhiều rau tươi để được cung cấp đầy đủ vitamin và chất xơ.
Ăn nhiều các loại hoa quả theo mùa, các loại quả ngọt như táo, lê, quýt,… sẽ giúp chị em giảm bớt cảm giác thèm đường. Ngoài ra các loại quả này cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất nên cũng giúp làm giảm cảm giác mệt mỏi đáng kể.
Cố gắng tránh các loại thực phẩm có nhiều muối, vì chúng sẽ góp phần giữ nước và gây đầy hơi, đồng thời tránh dùng các chất kích thích như rượu bia, caffeine vì nó làm co mạch máu và tăng căng thẳng (nó cũng có thể làm cho chứng chuột rút của bạn tồi tệ hơn).
2. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước luôn tốt nhưng nó còn quan trọng hơn trong kỳ kinh nguyệt. Nước không chỉ giúp giữ nước mà còn giúp bạn không bị mất nước - điều này khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và uể oải hơn. Có thể uống nước ấm thường xuyên hoặc các loại nước trái cây nguyên chất.
Trong kỳ kinh, nhiều bạn có cảm giác thèm đồ ngọt nên có thể uống các loại đồ uống thêm đường nhưng không được uống quá nhiều.
3. Hoạt động thể chất trong kỳ kinh nguyệt?
Hoạt động thể chất rất tốt để giảm lo lắng, thờ ơ và đau đầu khi đến kỳ "đèn đỏ". Nó là một chất kích thích tâm trạng gần như ngay lập tức. Tập thể dục cũng giúp cải thiện lưu thông máu và oxy khắp cơ thể, bao gồm cả vùng xương chậu, điều này cũng có thể giúp giảm chứng chuột rút.
Nếu bạn thấy chế độ tập thể dục thông thường của mình quá sức trong kỳ kinh nguyệt, hãy chọn các hoạt động hoặc bài tập có tác động thấp hơn hoặc giảm bớt thời gian tập. Chị em có thể đi bộ nhẹ nhàng nhưng tuyệt đối không nên tập các môn thể thao đòi hỏi quá nhiều sức lực như cử tạ, bơi lội,… Với yoga - tránh bất kỳ 'tư thế đảo ngược' nào khiến bạn bị lộn ngược.
4. Làm điều gì đó đáng yêu để tâm trạng tích cực hơn
Nếu bạn cảm thấy buồn chán hoặc xuống tâm trạng thì hãy tự thưởng cho mình một thứ gì đó đáng yêu. Mua thanh sôcôla yêu thích của bạn, mặc quần áo đẹp và thưởng thức một chương trình truyền hình mà bạn yêu thích - bất cứ điều gì khiến bạn cảm thấy thoải mái.
5. Tận hưởng thời gian yên tĩnh
Nếu bạn gặp phải những triệu chứng khó chịu khi có kinh, hãy cố gắng dành thời gian yên tĩnh nhiều nhất. Điều này có thể đơn giản như một vài phút yên tĩnh hoặc hít thở sâu. Nếu bạn ở công sở, có thể dành thời gian đi bộ nhẹ nhàng khi đi lên xuống cầu thang. Tản bộ 5-10 phút xung quanh nơi học tập, làm việc cũng là một hình thức thư giãn và tập thể dục nhẹ nhàng.
Bạn nên tận dụng khoảng thời gian nghỉ trưa để nằm nghỉ để cơ thể được nghỉ ngơi. Kết hợp chườm ấm vùng bụng dưới để giải phóng các cơn đau co bóp tử cung.
6. Vệ sinh đúng cách trong những ngày “đèn đỏ”
Trong những ngày có kinh các chị em nên vệ sinh cơ thể thường xuyên hàng ngày. Điều quan trọng đầu tiên là thay băng vệ sinh thường xuyên. Nên sử dụng các loại băng vệ sinh có chất lượng được kiểm nghiệm. Thời gian thích hợp để thay băng vệ sinh là 6 giờ/lần với ngày thường và 3-4 giờ/lần với những ngày máu kinh ra nhiều. Trước và sau khi thay băng vệ sinh cần rửa tay sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm vùng kín.
Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng bằng nước sạch. Không cần thiết phải sử dụng các loại dung dịch vệ sinh vì chúng có thể làm thay đổi độ pH và ảnh hưởng tới môi trường vi khuẩn tốt.
Bạn gái cần lưu ý, điều quan trọng là bạn phải luôn luôn thực hành tự chăm sóc bản thân và giữ cho tinh thần và thể chất khỏe mạnh. Đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt, nó thậm chí còn trở nên quan trọng hơn rất nhiều.
Thiên Châu
Theo Sức khỏe đời sống
Các bài gần đây
Thiếu hụt vitamin D khiến tình trạng nhiễm covid nghiêm trọng thêm
7 món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai
Quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt có thể mang thai?
11 cách tốt nhất để tăng số lượng tinh trùng
Cách điều trị đau, sưng tầng sinh môn trong và sau khi mang thai
Đánh giá